Giải Toán 11 trang 5 Tập 23 Kết nối tri thức

180

Với lời giải Toán 11 trang 5 Tập 23 chi tiết trong Bài 3: Hàm số lượng giác sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 Bài 3: Hàm số lượng giác

Luyện tập 1 trang 23 Toán 11 Tập 1Tìm tập xác định của hàm số y=1sinx.

Lời giải:

Biểu thức 1sinx  có nghĩa khi sin x ≠ 0, tức là x ≠ kπ (k ∈ ℤ).

Vậy tập xác định của hàm số y=1sinx là ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}.

HĐ2 trang 23 Toán 11 Tập 1Cho hai hàm số f(x) = x2 và g(x) = x3, với các đồ thị như hình dưới đây.

HĐ2 trang 23 Toán 11 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

a) Tìm các tập xác định Df, Dg của các hàm số f(x) và g(x).

b) Chứng tỏ rằng f(– x) = f(x), ∀ x ∈ Df. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y = f(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?

c) Chứng tỏ rằng g(– x) = – g(x), ∀ x ∈ Dg. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y = g(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?

Lời giải:

a) Biểu thức x2 và x3 luôn có nghĩa với mọi x ∈ ℝ.

Vậy tập xác định của hàm số f(x) = x2 là Df = ℝ và tập xác định của hàm số g(x) = x3 là Dg = ℝ.

b) ∀ x ∈ Df, ta luôn có f(– x) = (– x)2 = x2 = f(x). Vậy f(– x) = f(x), ∀ x ∈ Df.

Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số f(x) = x2 đối xứng với nhau qua trục tung Oy.

c) ∀ x ∈ Dg, ta luôn có g(– x) = (– x)3 = – x3 = – g(x). Vậy g(– x) = – g(x), ∀ x ∈ Dg.

Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số g(x) = x3 nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.

Đánh giá

0

0 đánh giá