20 câu Trắc nghiệm Làm quen với biến cố (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán lớp 7

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 29: Làm quen với biến cố. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố

Câu 1. Trong các biến cố sau, biến cố chắc chắn là

A. “Ngày mai, Mặt trời mọc ở phía Đông”;

B. “Tháng Một Dương lịch năm sau có 28 ngày”;

C. “Khi gieo một đồng xu cân đối, thì mặt xuất hiện của đồng xu là mặt ngửa”;

D. “Cuối tuần này, trời mưa to”.

Đáp án đúng là: A

Biến cố A là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra.

Tháng Một Dương lịch luôn có 31 ngày. Nên biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.

Khi gieo đồng xu thì có thể xuất hiện mặt ngửa hoặc mặt sấp. Nên biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước được nó có xảy ra hay không.

Cuối tuần trời có thể nắng hoặc mưa, đây là hiện tượng thời thiết chỉ có thể dự báo nhưng không chắc chắn. Do đó biến cố D là biến cố ngẫu nhiên.

Câu 2. Biến cố “Ngày mai, em sẽ gặp một người cao 10 mét” là biến cố

A. Biến cố ngẫu nhiên;

B. Biến cố không thể;

C. Biến cố chắc chắn;

D. Không xác định.

Đáp án đúng là: B

Chiều cao của con người là từ 3 mét trở xuống. Do đó việc gặp người cao 10 mét là điều không bao giờ xảy ra.

Vậy nên biến cố “Ngày mai, em sẽ gặp một người cao 10 mét” là biến cố không thể.

Câu 3. Trong một chiếc hộp có bốn loại bi cùng kích thước màu xanh; đỏ; tím; vàng. Lấy ngẫu nhiên một viên bi từ trong chiếc hộp đó. Biến cố nào dưới đây là biến cố không thể?

A. “Lấy được bi màu đỏ”;

B. “Lấy được bi màu đen”;

C. “Lấy được bi màu vàng”;

D. “Lấy được bi màu xanh”.

Đáp án đúng là: B

Vì trong hộp không có bi màu đen nên việc lấy được bi màu đen từ trong hộp đó không bao giờ xảy ra.

Do đó, biến cố B là biến cố không thể.

Câu 4. Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 4; 5; 6; 7; 9}. Ta có các biến cố sau:

(1) “Số được chọn là số lẻ”;

(2) “Số được chọn là số nguyên tố”;

(3) “Số được chọn là số nhỏ hơn 10”;

(4) “Số được chọn là số nhỏ hơn 2”.

Số biến cố chắc chắn là

A. 1 biến cố chắc chắn;

B. 2 biến cố chắc chắn;

C. 3 biến cố chắc chắn;

D. 4 biến cố chắc chắn.

Đáp án đúng là: A

(1) “Số được chọn là số lẻ” là biến cố ngẫu nhiên vì ta có thể chọn các số lẻ (5; 7; 9) cũng có thể chọn các số chẵn (2; 4; 6). Do đó, biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.

(2) “Số được chọn là số nguyên tố” là biến cố ngẫu nhiên vì ta có thể chọn các số nguyên tố (2; 5; 7) cũng có thể chọn các hợp số (4; 6; 9). Do đó, biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.

(3) “Số được chọn là số nhỏ hơn 10” là biến cố chắc chắn vì tất cả các số của tập hợp đều nhỏ hơn 10. Do đó, biến cố biết trước được luôn xảy ra.

(4) “Số được chọn là số nhỏ hơn 2” là biến cố không thể vì tất cả các số trong tập hợp đều lớn hơn hoặc bằng 2. Do đó, biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra.

Vậy chỉ có 1 biến cố chắc chắn là biến cố (3).

Câu 5. Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là số lẻ” là biến cố nào?

A. biến cố ngẫu nhiên;

B. biến cố chắc chắn;

C. biến cố không thể;

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án đúng là: A

Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là số lẻ” là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước nó có xảy ra hay không.

Chẳng hạn, biến cố xảy ra nếu số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là (2; 3) và không thể xảy ra nếu số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là (2; 4).

Câu 6. Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là

A. sự cố;

B. biến cố;

C. xác suất;

D. sự việc.

Đáp án đúng là: B

Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố.

Câu 7. Các loại biến cố bao gồm

A. Biến cố chắc chắn;

B. Biến cố không thể;

C. Biến cố ngẫu nhiên;

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Các loại biến cố bao gồm:

- Biến cố chắc chắn;

- Biến cố không thể;

- Biến cố ngẫu nhiên;

Câu 8. Biến cố chắc chắn là

A. biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không;

B. biến cố không bao giờ xảy ra;

C. biến cố luôn xảy ra;

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án đúng là: C

Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.

Câu 9. “Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc bằng 7”. Đây là biến cố

A. Biến cố ngẫu nhiên;

B. Biến cố chắc chắn;

C. Biến cố không thể;

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: C

Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc có thể là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.

Ta thấy số chấm xuất hiện không bao giờ bằng 7.

Do đó, khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc bằng 7 là biến cố không thể vì đây là biến cố biết trước không bao giờ xảy ra.

Câu 10. Biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không là

A. Biến cố ngẫu nhiên;

B. Biến cố chắc chắn;

C. Biến cố không thể;

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án đúng là: A

Biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không là biến cố ngẫu nhiên.

Câu 11. Trong một buổi ngoại khóa của lớp, Khoa chơi trò chơi ném phi tiêu vào bảng phi tiêu (hình vẽ). Khoa được phi tiêu 2 lần. Số điểm mỗi lần phi tiêu ứng với con số trên vòng tròn mà tiêu phi trúng. Biến cố không thể là15 Bài tập Làm quen với biến cố (có đáp án) | Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

A. “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa nhỏ hơn 2”;

B. “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa nhỏ hơn 10”;

C. “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa lớn hơn 20”;

D. “Tổng số điểm phi tiêu của Khoa lớn hơn 12”.

Đáp án đúng là: C

“Tổng số điểm phi tiêu của Khoa nhỏ hơn 2” là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không. Chẳng hạn biến cố xảy ra nếu 1 lần phi trúng vòng 1 và 1 lần không phi trúng vòng nào (tổng 1 điểm), biến cố không xảy ra nếu cả hai lần đều phi trúng vòng 1 (tổng 2 điểm).

“Tổng số điểm phi tiêu của Khoa nhỏ hơn 10” là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không. Chẳng hạn biến cố xảy ra nếu một lần phi trúng vòng 5, một lần phi trúng vòng 4 (tổng 9 điểm), không xảy ra nếu cả hai lần phi trúng vòng 6 (tổng 12 điểm).

“Tổng số điểm phi tiêu của Khoa lớn hơn 20” là biến cố không thể vì biến cố biết trước không bao giờ xảy ra. Số điểm phi được ở mỗi lần tối đa là 10 nên cả hai lần phi có số điểm lớn nhất là 20. Do đó tổng điểm lớn hơn 20 là điều không thể xảy ra.

“Tổng số điểm phi tiêu của Khoa lớn hơn 12” là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không. Chẳng hạn biến cố xảy ra nếu cả hai lần phi của Khoa đều trúng vòng 8 (tổng 16 điểm), không xảy ra nếu cả hai lần Khoa đều phi trúng vòng 4 (tổng 8 điểm).

Câu 12. Trong túi có 3 tấm thẻ được đánh số. Số đánh trên mỗi thẻ có thể là bao nhiêu để biến cố “Rút được một tấm thẻ có số nguyên tố” là biến cố chắc chắn?

A. 1; 3; 5;

B. 2; 3; 5;

C. 1; 4; 6;

D. 1; 3; 5.

Đáp án đúng là: B

Để biến cố “Rút được một tấm thẻ có số nguyên tố” là biến cố chắc chắn tức là biến cố biết trước được luôn xảy ra thì số ghi trên 3 tấm thẻ đều phải là số nguyên tố.

2; 3; 5 đều là các số nguyên tố. Do đó đáp án đúng là B.

Câu 13. Thắng lấy ngẫu nhiên một cái bút trong túi đựng 3 bút mực đen và 3 bút mực xanh có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố chắc chắn là

A. “Thắng lấy được bút mực xanh”;

B. “Thắng lấy được bút mực đỏ”;

C. “Thắng lấy được bút mực đen”;

D. “Thắng lấy được bút mực xanh hoặc mực đen”.

Đáp án đúng là: D

“Thắng lấy được bút mực xanh” là biến cố ngẫu nhiên vì có thể xảy ra nếu Thắng lấy được bút mực xanh hoặc không xảy ra nếu Thắng lấy được bút mực đen.

“Thắng lấy được bút mực đỏ” là biến cố không thể vì trong túi không có bút mực đỏ.

“Thắng lấy được bút mực đen” là biến cố ngẫu nhiên vì có thể xảy ra nếu Thắng lấy được bút mực đen hoặc không xảy ra nếu Thắng lấy được bút mực xanh.

“Thắng lấy được bút mực xanh hoặc mực đen” là biến cố chắc chắn vì biết trước luôn xảy ra.

Câu 14. Trong một trò chơi, Xuân được chọn làm người may mắn để rút thăm trúng thưởng. Gồm 4 loại thăm: hai hộp bút màu, hai bức tranh, một đôi giày và một cái bàn. Biến cố “Xuân rút thăm trúng phần thưởng đôi giày” là biến cố

A. biến cố chắc chắn;

B. biến cố ngẫu nhiên;

C. biến cố không thể;

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án đúng là: B

Biến cố “Xuân rút thăm trúng phần thưởng đôi giày” là biến cố ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước nó có xảy ra hay không.

Câu 15. Trường THCS Thất Hùng tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa nhân ngày 26/3. Có một trò chơi mà người tham gia chỉ cần đoán số viên sỏi trong tay người quản trò. Biết tổng số viên sỏi trong hai tay người quản trò là 5, người chơi chọn tay nào thì số viên sỏi tay đó thuộc về người chơi, số viên sỏi tay còn lại thuộc về người quản trò. Sau 10 lần đoán, ai được nhiều viên sỏi hơn là người chiến thắng. Sau 9 lần chơi, kết quả được ghi lại như sau

Người chơi

2

2

3

5

1

2

0

3

2

Người quản trò

3

3

2

0

4

3

5

2

3

Để biến cố “Người quản trò thắng” là biến cố chắc chắn thì ở lần thứ 10 số sỏi ở hai tay người quản trò lần lượt là

A. 3 và 2;

B. 4 và 1;

C. 5 và 0;

D. Cả A và B.

Đáp án đúng là: D

Từ bảng số sỏi từng lượt chơi, ta tính được:

Sau 9 lần chơi, tổng số sỏi của người chơi là:

2 + 2 + 3 + 5 + 1 + 2 + 0 + 3 + 2 = 20 (viên sỏi)

Sau 9 lần chơi, tổng số sỏi của người quản trò là:

3 + 3 + 2 + 0 + 4 + 3 + 5 + 2 + 3 = 25 (viên sỏi)

Để biến cố “Người quản trò thắng” là biến cố chắc chắn thì ở lần thứ 10 người quản trò phải chia 5 viên sỏi vào hai tay sao cho dù chọn tay nào thì tổng số sỏi của người chơi vẫn ít hơn người quản trò.

Nếu chia 5 – 0, thì khi đó số số sỏi tối đa của người chơi có thể là: 20 + 5 = 25 (viên), số sỏi tối thiểu của người quản trò là 25 + 0 = 25 (viên). Lúc đó hai người hòa nhau. Vì vậy biến cố “Người quản trò thắng” là biến cố ngẫu nhiên.

Nếu chia  4 – 1, thì khi đó số số sỏi tối đa của người chơi có thể là: 20 + 4 = 24 (viên), số sỏi tối thiểu của người quản trò là 25 + 1 = 26 (viên). Lúc đó số sỏi của người quản trò luôn chắc chắn lớn hơn người chơi. Vì vậy biến cố “Người quản trò thắng” là biến cố chắc chắn.

Nếu chia  3 – 2, thì khi đó số số sỏi tối đa của người chơi có thể là: 20 + 3 = 23 (viên), số sỏi tối thiểu của người quản trò là 25 + 2 = 27 (viên). Lúc đó số sỏi của người quản trò luôn chắc chắn lớn hơn người chơi. Vì vậy biến cố “Người quản trò thắng” là biến cố chắc chắn.

Vậy từ các đáp án đã cho, đáp án D là đáp án đúng.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Đa thức một biến

Đánh giá

0

0 đánh giá