Giải SBT Hóa học 11 trang 25 Kết nối tri thức

118

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 25 chi tiết trong Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Bài 6.21 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: a) Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất: NaHCO3, Cu.

b) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt ba dung dịch: HNO3, NaNO3, HCl.

Lời giải:

a) Các phương trình hoá học:

Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất NaHCO3 Cu

b) Sử dụng lần lượt hai thuốc thử là quỳ tím và dung dịch silver nitrate như sau:

Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HNO3 loãng lần lượt tác dụng với các chất NaHCO3 Cu

Phương trình hóa học:

                   AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Bài 6.22 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Xét các phản ứng tạo thành oxide của nitrogen:

N2(g)+O2(g)2NO(g)ΔrH298°=180,6kJ2NO(g)+O2(g)2NO2(g)ΔrH298°=114,2kJ

a) Hãy cho biết phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt.

b) Hãy tính ΔrH2980 của phản ứng:N2(g)+2O2(g)2NO2(g)

Từ kết quả thu được, hãy tính ΔfH2980 của NO2 (g)

Lời giải:

a) Phản ứng thứ nhất thu nhiệt, phản ứng thứ hai tỏa nhiệt.

b) N2(g)+2O2(g)2NO2(g)

ΔrH2980=180,6kJ114,2kJ=66,4kJ

Nhiệt tạo thành của NO2(g) là biến thiên enthalpy của phản ứng:

12N2(g)+O2(g)NO2(g)                                       ΔrH2980=33,2kJ

Như vậy, ΔfH2980[NO2(g)]=33,2 kJ/mol 

Bài 6.23 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Sử dụng các hoá chất, dụng cụ: dung dịch nitric acid 20%, cân, tủ hút khí độc, cốc, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, giấy lọc. Trình bày các bước xác định gần đúng hàm lượng vàng (gold) có trong hợp kim Au-Ag, trong đó hàm lượng vàng < 30% về khối lượng. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Lời giải:

Bước 1: Cân hợp kim, ghi khối lượng m1.

Bước 2: Ngâm hợp kim vào cốc đựng dung dịch HNO3 20% dư để hòa tan Ag, còn lại Au không tan (thực hiện trong tủ hút).

3Ag+4HNO33AgNO3+NO+2H2OAg+2HNO3AgNO3+NO2+H2O 

Bước 3: Lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa và làm khô.

Bước 4: Cân khối lượng vàng thu được, ghi khối lượng m2, tính gần đúng hàm lượng vàng trong hợp kim theo công thức: %Au=m2m1.100% 

Bài 6.24 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Xét phản ứng:

4NO2(g)+O2(g)+2H2O(l)4HNO3(l)

Hãy tính ΔrH298° của phản ứng và cho biết phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt. (Biết nhiệt tạo thành của NO2 (g), H2O (l) và HNO3(l) lần lượt là 33,2 kJ / mol, -285,8 kJ / mol và -174,1 kJ / mol.

Lời giải:

ΔrH2980=33,2.4285,8(174,1.4)=257,6(kJ)

Vậy, phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.

Bài 6.25 trang 25 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, nitric acid được sản xuất theo 3 giai đọ̣an của quá trình Ostwald.

Giai đoạn 1: Oxi hoá NH3 thành NO.

Nung nóng hỗn hợp gồm 1 phần thể tích ammonia và 9 phần thể tích không khí tới nhiệt độ khoảng 900oC (xúc tác Pt-Rh):

4NH3+5O2t°4NO+6H2O

Giai đoạn 2: Oxi hoá NO thành NO2.

Dẫn hỗn hợp khí sau giai đoạn 1 qua hệ thống làm mát để hạ nhiệt độ:

2NO+O22NO2

Giai đoạn 3: Tổng hợp nitric acid.

3NO2+H2O2HNO3+NO

Khí NO sinh ra ở giai đoạn 3 được dẫn quay về giai đoạn 2 của chu trình sản xuất.
a) Xác định chất khử, chất oxi hoá trong 3 giai đoạn sản xuất trên.
b) Tại sao ban đầu cần trộn ammonia với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:9 ? (Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen.)

Lời giải:

a) 4NH3+5O2t°4NO+6H2O              (1)

 Chất oxi hóa là O2, chất khử là NH3.

2NO+O22NO2                                      (2)

 Chất oxi hóa là O2, chất khử là NO.

3NO2+H2O2HNO3+NO            (3)

 NO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

b) Tổ hợp phản ứng của 3 giai đoạn: (1).3 + (2).6 + (3).4, thu được phản ứng chung:

12NH3 + 21O2 → 8HNO3 + 4NO + 14H2O

Tỉ lệ thể tích NH3 : O2 = 12:21.10021=12:100=1:8,33 

Tỉ lệ thể tích NH3 : Không khí gần bằng 1 : 9 (có lấy dư không khí).

Đánh giá

0

0 đánh giá