Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Dãy tỉ số bằng nhau

5.1 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau

Giải Toán 7 trang 56 Tập 1

Bài 47 trang 56 Toán 7 Tập 1: Tìm hai số x, y, biết:

a) x3=y4 và x + y = 14;

b) x4=y7 và x – y = 33;

c) x:y=223 và x – y = 60;

d) x : 3 = y : 16 và 3x – y = 35.

Lời giải:

a) Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x3=y4=x+y3+4=147=2.

Do đó x = 2 . 3 = 6; y = 2 . 4 = 8.

Vậy x = 6; y = 8.

b) Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x4=y7=xy4(7)=3311=3.

Do đó x = 3 . 4 = 12; y = 3 . (–7) = –21.

Vậy x = 12; y = –21.

c) Ta có x:y=223 suy ra xy=83 hay x8=y3.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x8=y3=xy83=605=12.

Do đó x = 12 . 8 = 96; y = 12 . 3 = 36.

Vậy x = 96; y = 36.

d) Ta có x : 3 = y : 16 nên x3=y16.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x3=y16=3xy3.316=357=5.

Do đó x = (–5) . 3 = –15; y = (–5) . 16 = –80.

Vậy x = –15; y = –80.

Bài 48 trang 56 Toán 7 Tập 1: Tìm ba số x, y, z, biết:

a) x3=y5=z6 và x + y + z = 98;

b) x5=y6=z7 và x – y – z = 16;

c) x : y : z = 2 : 3 : 4 và x + 2y – z = – 8;

d) x3=y4;  y2=z3 và x + y + z = 14.

Lời giải:

a) Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x3=y5=z6=x+y+z3+5+6=9814=7.

Do đó x = 7 . 3 = 21; y = 7 . 5 = 35; z = 7 . 6 = 42.

Vậy x = 21; y = 35; z = 42.

b) Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x5=y6=z7=xyz5(6)7=164=4

Do đó x = 4 . 5 = 20; y = 4 . (–6) = –24; z = 4 . 7 = 28.

Vậy x = 20; y = –24; z = 28.

c) Ta có x : y : z = 2 : 3 : 4 nên x2=y3=z4.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x2=y3=z4=x+2yz2+2  .  34=84=2

Do đó x = (–2) . 2 = –4; y = (–2) . 3 = –6; z = (–2) . 4 = –8.

Vậy x = –4; y = –6; z = –8.

d) Ta có y2=z3 nên y4=z6.

Suy ra x3=y4=z6.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x3=y4=z6=x+y+z3+4+6=147=2

Do đó x = 2 . (–3) = –6; y = 2 . 4 = 8; z = 2 . 6 =12.

Vậy x = –6; y = 8; z =12.

Bài 49 trang 56 Toán 7 Tập 1: Chị Ngọc trộn bột mì và đường để làm bánh theo công thức 6 phần bột mì và 1 phần đường. Khối lượng bột mì và đường sau khi trộn là 420 g. Hỏi chị Ngọc đã trộn bao nhiêu gam bột mì và bao nhiêu gam đường?

Lời giải:

Gọi x (g), y (g) lần lượt là khối lượng bột mì và đường mà chị Ngọc đã trộn.

Khối lượng bột mì và đường sau khi trộn là 420 g nên x + y = 420 (g).

Theo công thức 6 phần bột mì tương ứng với 1 phần đường nên x6=y1.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x6=y1=x+y6+1=4207=60.

Do đó x = 60 . 6 = 360 (g); y = 60 . 1 = 60 (g).

Vậy chị Ngọc đã trộn 360 gam bột mì và 60 gam đường.

Bài 50 trang 56 Toán 7 Tập 1: Theo bảng xếp hạng giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2020 – 2021, câu lạc bộ Leicester City hơn câu lạc bộ Aston Villa 11 điểm. Tính số điểm của mỗi câu lạc bộ, biết rằng điểm số của câu lạc bộ Leicester City bằng 1,2 lần điểm số của câu lạc bộ Aston Villa.

Lời giải:

Gọi điểm số của câu lạc bộ Leicester City và câu lạc bộ Aston Villa lần lượt làđiểm số của câu lạc bộ Leicester City và câu lạc bộ Aston Villa lần lượt là x (điểm) và y (điểm).

Ta có: x = 1,2y hay x=65y nên x6=y5.

Mặt khác, ta lại có: x – y = 11.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x6=y5=xy65=111=11.

Do đó x = 11 . 6 = 66 (điểm); y = 11 . 5 = 55 (điểm).

Vậy điểm số của câu lạc bộ Leicester City và câu lạc bộ Aston Villa lần lượt là 66 điểm và 55 điểm.

Bài 51 trang 56 Toán 7 Tập 1: Trong đợt chống dịch Covid-19, để hưởng ứng phong trào "ATM gạo", ba quận I, II, III đã ủng hộ tổng cộng 120 tạ gạo. Số gạo ủng hộ của ba quận I, II, III tỉ lệ với ba số 9; 7; 8. Tính tổng số gạo mỗi quận đã ủng hộ.

Lời giải:

Gọi số gạo ủng hộ của ba quận I, II, III lần lượt là x (tạ), y (tạ), z (tạ).

Ba quận I, II, III đã ủng hộ tổng cộng 120 tạ gạo nên x + y + z = 120 (tạ).

Số gạo ủng hộ của ba quận I, II, III tỉ lệ với ba số 9; 7; 8 nên x9=y7=z8.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x9=y7=z8=x+y+z9+7+8=12024=5.

Do đó x = 9 . 5 = 45 (tạ); y = 7 . 5 = 35 (tạ); z = 8 . 5 = 40 (tạ).

Vậy số gạo ủng hộ của ba quận I, II, III lần lượt là 45 tạ, 35 tạ và 40 tạ.

Giải Toán 7 trang 57 Tập 1

Bài 52 trang 57 Toán 7 Tập 1Tổng số trang của 8 quyển vở loại một, 9 quyển vở loại hai và 23 số trang của mỗi quyển vở loại một. Số trang của bốn quyển vở loại ba bằng số trang của ba quyển vở loại hai. Tính số trang mỗi quyển vở của từng loại vở trên.

Lời giải:

Gọi x (trang), y (trang), z (trang) lần lượt là số trang của mỗi quyển vở loại một, loại hai, loại ba.

Ta có: y=23x hay y2=x3; 4z = 3y hay z3=y4.

Suy ra x6=y4=z3.

Mặt khác, ta có: 8x + 9y + 5z = 1 980.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x6=y4=z3=8x+9y+5z8  .  6+9  .  4+5  .  3=1  98099=20.

Do đó x = 20 . 6 = 120; y = 20 . 4 = 80; z = 20 . 3 = 60.

Vậy số trang của mỗi quyển vở loại một, loại hai, loại ba lần lượt là 120 trang, 80 trang, 60 trang.

Bài 53 trang 57 Toán 7 Tập 1:Tìm một số tự nhiên có ba chữ số, biết rằng số đó chia hết cho 18 và các chữ số của nó tỉ lệ với 1; 2; 3.

Lời giải:

Gọi ba chữ số của số tự nhiên cần tìm là a, b, c.

Khi đó, chữ số hàng trăm khác 0 và 1 ≤ a + b + c ≤ 27.

Vì số đó chia hết cho 18 nên số đó cho cả 2 và 9.

 Do số đó chia hết cho 9 nên (a + b + c)  9.

Suy ra a + b + c có thể bằng 9 hoặc 18 hoặc 27.

Từ giả thiết, giả sử rằng các chữ số a, b, c của nó tỉ lệ với 1; 2; 3 nên a1=b2=c3.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

a1=b2=c3=a+b+c1+2+3=a+b+c6         (1)

Từ (1) và a, b, c là các chữ số nên a + b + c phải chia hết cho 6/

Suy ra a + b + c = 18.

Thay a + b + c = 18 vào (1) ta được:

a1=b2=c3=a+b+c6=186=3.

Do đó: a = 1 . 3 = 3; b = 2 . 3 = 6; c = 3 . 3 = 9.

 Do số đó chia hết cho 2 nên chữ số hàng đơn vị phải là 6.

Vậy số cần tìm là 396 hoặc 936.

Bài 54 trang 57 Toán 7 Tập 1Cho tỉ lệ thức ab=cd, hãy chứng tỏ mỗi tỉ lệ thức sau:

a) a+bb=c+dd;

b) abb=cdd.

Lời giải:

a) Ta có ab=cd nên ab+1=cd+1.

Do đó ab+bb=cd+dd.

Vậy a+bb=c+dd.

b) Ta có ab=cd nên ab1=cd1.

Do đó abbb=cddd.

Vậy abb=cdd.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Tỉ lệ thức

Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau

Bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận

Bài 8 : Đại lượng tỉ lệ nghịch

Bài tập cuối chương 2

Lý thuyết Dãy tỉ số bằng nhau

1. Khái niệm

Những tỉ số bằng nhau và được viết nối với nhau bởi các dấu đẳng thức tạo thành dãy tỉ số bằng nhau.

Chú ý:

- Với dãy tỉ số bằng nhau ab=cd=eg ta cũng viết a : b = c : d = e : g.

- Khi có dãy tỉ số bằng nhau ab=cd=eg, ta nói các số a, c, e tỉ lệ với các số b, d, g và viết là a : c : e = b : d : g.

Ví dụ:

- Dãy tỉ số bằng nhau 14=936=832.

- Khi nói ba số x ; y ; z tỉ lệ với các số 2 ; 3 ; 4 thì x : y : z = 2 : 3 : 4 và ta viết được dãy tỉ số bằng nhau: x2=y3=z4.

2. Tính chất

Từ tỉ lệ thức ab=cd, ta suy ra:

ab=cd=a+cb+d=acbd ( b ≠ d và b ≠ –d).

Nhận xét: Tính chất trên còn mở rộng cho dãy tỉ số bằng nhau. Chẳng hạn từ dãy tỉ số bằng nhau  ab=cd=eg, ta suy ra:

ab=cd=eg=a+c+eb+d+g=ac+ebd+g  (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa).

Ví dụ: Từ dãy tỉ số 13=0,150,45=618, áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

13=0,150,45=618=1+0,15+63+0,45+18=7,1521,45.

3. Ứng dụng

Các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, chẳng hạn, ứng dụng vào bài toán chia đại lượng cho trước thành các phần theo tỉ lệ cho trước.

Ví dụ: Số viên bi của ba bạn Minh, Hùng, Dũng tỉ lệ với các số 2 ; 4 ; 5. Tính số viên bi của mỗi bạn, biết rằng ba bạn có tất cả 44 viên bi.

Hướng dẫn giải

Gọi số viên bi của ba bạn Minh, Hùng, Dũng lần lượt là x (viên bi) ; y (viên bi) ; z (viên bi).

Ta có :  x2=y4=z5 và x + y + z = 44.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

x2=y4=z5=x+y+z2+4+5=4411=4

Suy ra  x = 2.4 = 8 ; y = 4.4 = 16 ; z = 5.4 = 20.

Vậy Minh có 8 viên bi, Hùng có 16 viên bi, Dũng có 20 viên bi.

Đánh giá

0

0 đánh giá