Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 24 chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hóa học 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
a) Sulfuric acid đặc phản ứng với carbon trong than:
H2SO4(đặc) + C ⟶ CO2 + SO2 + H2O
b) Sulfur dioxide làm mất màu dung dịch bromine:
SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
c) Sulfur dioxide làm mất màu dung dịch thuốc tím:
SO2 + KMnO4 + H2O ⟶ MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
d) Sulfuric acid oxi hoá hợp chất Fe(II) thành hợp chất Fe(III):
H2SO4 + FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
e) Phản ứng dùng để xác định nồng độ hợp chất Fe(II) bằng thuốc tím trong môi trường acid:
H2SO4 + FeSO4 + KMnO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
g) Phản ứng xác định nồng độ hợp chất Fe(II), dạng ion thu gọn:
H+ + Fe2+ + ⟶ Fe3+ + Mn2+ + H2O
Lời giải:
a) 2H2SO4(đặc) + C ⟶ CO2 + 2SO2 + 2H2O
b) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ⟶ 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
d) 2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
e) 8H2SO4 + 10FeSO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
f) 8H+ + 5Fe2+ + ⟶ 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
a) Hãy tìm hiểu các ứng dụng của mỗi hoá chất trên tại các hộ gia đình.
b) Có thể dùng nước để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích.
c) Có thể dùng nước và quỳ tím để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích.
Lời giải:
a) Gợi ý:
- Baking soda: làm bánh,…
- Thạch cao nung: đúc tượng,…
- Phèn chua: làm trong nước, tạo môi trường acid nhẹ.
b) Hoà tan một lượng nhỏ mỗi chất trên vào nước, chất không tan là thạch cao. Để yên dung dịch hai chất hoà tan một thời gian, dung dịch nào xuất hiện chất keo là phèn nhôm kali.
Al3+(aq) + H2O(l) ⇌ Al(OH)2+(aq) + H+(aq)
Al(OH)2+(aq) + H2O(l) ⇌ (aq) + H+(aq)
(aq) + H2O(l) ⇌ Al(OH)3(s) + H+(aq)
c) Dùng nước hoà tan các mẫu bột mịn tạo thành dung dịch, thạch cao nung tan khá ít. Có thể dùng quỳ tím để nhận biết nhanh hơn hai dung dịch còn lại, dung dịch làm quỳ hoá xanh là baking soda, hoá đỏ là phèn nhôm kali. Do dung dịch baking soda có quá trình:
(aq) + H2O(l) ⇌ H2CO3(aq) + OH−(aq)
Và dung dịch phèn nhôm kali tạo môi trường acid như đã nêu ở ý b).
(1) FeS2(s) + O2(g) Fe2O3(s) + SO2(g)
(2) SO2(g) + O2(g) SO3(g) = −196 kJ
(3) H2SO4(aq) + SO3(g) → H2SO4.nSO3(l)
(4) H2SO4.nSO3(l) + H2O(l) → H2SO4(aq)
a) Cân bằng phương trình hoá học của các phản ứng trên.
b) Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, phản ứng (2) nên được thực hiện ở nhiệt độ cao hay thấp? Trong thực tế, phản ứng trên được thực hiện ở nhiệt độ khá cao (450oC), hãy giải thích điều này.
c) Người ta dùng sulfuric acid đặc H2SO4(aq) hấp thụ SO3(g) trong phản ứng (3), quá trình này được thực hiện trong tháp tiếp xúc. Cách thực hiện nào sau đây sẽ đạt hiệu quả tiếp xúc tốt nhất?
A. Cho SO3(g) lội qua dung dịch H2SO4(aq).
B. SO3(g) được phun vào từ phía trên tháp, H2SO4(aq) được bơm từ dưới lên.
C. SO3(g) được xả vào từ phía dưới tháp, H2SO4(aq) được phun từ trên xuống.
D. SO3(g) lội qua H2SO4(aq) được khuấy liên tục với tốc độ cao.
d) Để xác định công thức của oleum thu được, người ta pha loãng 8,36 gam oleum vào nước thành 1,0 lít dung dịch sulfuric acid, sau đó tiến hành chuẩn độ mỗi 10,0 mL dung dịch acid này bằng dung dịch NaOH 0,10 M. Thể tích NaOH trung bình cần sử dụng để chuẩn độ là 20,01 mL. Hãy xác định công thức của oleum trên.
Lời giải:
a) (1) 4FeS2(s) + 11O2(g) 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
(2) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
(3)H2SO4(aq) + SO3(g) → H2SO4.nSO3(l)
(4) H2SO4.nSO3(l) + nH2O(l) → (n + 1)H2SO4(aq)
b) Phản ứng (2) toả nhiệt. Để cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nhiều sản phẩm hơn (chiều thuận), phản ứng nên được thực hiện ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, thực tế phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ cao nhằm tăng tốc độ phản ứng, tăng hiệu quả tạo thành sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
c) Đáp án đúng là: C
Lợi dụng tác dụng của trọng lực, SO3(g) là chất khí, xả vào từ bên dưới sẽ tự khuếch tán lên trên; H2SO4(aq) là chất lỏng được phun dưới dạng sưong roi từ trên xuống ngược chiều với SO3(g) làm tăng hiệu quả tiếp xúc.
d) H2SO4.nSO3(l) + nH2O(l) → (n + 1)H2SO4(aq)
x (n + 1)x (mol)
Số mol H2SO4 trong dung dịch sau pha loãng là: = (n+1)x
⇒ 0,10 = (n + 1). ⇒ n = 4. Vậy công thức của oleum là H2SO4.4SO3.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7.1 trang 22 SBT Hoá học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng?...
Bài 7.2 trang 23 SBT Hoá học 11: Những đặc điểm nào sau đây về muối sulfate là đúng?...
Bài 7.4 trang 23 SBT Hoá học 11: Hình bên là công thức Lewis của H2SO4...
Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: