Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

2.4 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức  lý thuyết trọng tâm bao gồm định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế của ankan trong bài viết dưới đây, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

I. Định nghĩa Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n là gì? 

- Định nghĩa: Polibutađien là một loại cao su tổng hợp, là polime được hình thành từ phản ứng trùng hợp của monome buta-1,3-đien.

- Công thức phân tử: (C4H6)n

- Công thức cấu tạo: -[-CH2-CH=CH-CH2-]-

Tính chất hóa học của Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Tên gọi: Polibutađien

- Kí hiệu: BR

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n

- Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên

III. Tính chất hóa học của Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n

- Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren C6H5CH=CH2 có mặt Na ta được cao su buna-S có tính đàn hồi cao.

- Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin CNCH=CH2 có mặt Na, ta được cao su buna-N có tính chống dầu cao.

IV. Điều chế Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n

- Người ta điều chế cao su buna bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien có mặt Na

V. Ứng dụng Polibutađien (Cao su Buna) (C4H6)n

- Polibutađien có khả năng chống mòn cao và được sử dụng đặc biệt trong sản xuất lốp xe, tiêu thụ khoảng 70% sản lượng.

- Đuợc sử dụng làm phụ gia để cải thiện độ dẻo dai (khả năng chống va đập) của nhựa như polistiren và ABS.

- Nó cũng được sử dụng để sản xuất bóng golf, các vật thể đàn hồi khác nhau và để bọc hoặc đóng gói các cụm điện tử, tạo ra điện trở cao .

VI. Bài tập liên quan về Polibutadien (Cao su)

Ví dụ 1: Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.

   A. 52.                  

   B. 25.                         

   C. 46.                      

   D. 54.

Hướng dẫn giải: 

Mắt xích của cao su isopren có cấu tạo là :

 –CH2–C(CH3) =CH –CH2–  hay (–C5H8–).

      Giả sử có n mắt xích cao su isopren tham gia phản ứng lưu hóa cao su thì tạo được một cầu nối đisunfua –S–S–.

      Phương trình phản ứng :

            C5nH8n   +   2S   C5nH8n-2S2   +   H2      

                                        (cao su lưu hóa)  

      Theo giả thiết trong cao su lưu hóa lưu huỳnh chiếm 1,714% về khối lượng nên ta có

→ %S = 2.32.100/(68n + 62) = 1,714

→ n = 54

 Đáp án: D

Ví dụ 2 : Một loại cao su lưu hóa chứa 4,713% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích cao su buna có một cầu nối disunfua –S-S-, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su.

   A. 54                      

   B. 46               

   C. 24                         

   D. 63

Hướng dẫn giải: 

  Số mắc xích cao su cao su buna tham gia phản ứng cao su lưu hóa

    –(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)-n

  Mỗi S thay thế 1H ở nhóm metylen

C4nH6n   +   2S →  C4nH6n-2S2   +   H2        

      Theo giả thiết trong cao su lưu hóa lưu huỳnh chiếm b% về khối lượng nên ta có

→ %S = 2.32.100/(54n + 62) = 4,713

→ n = 24

 → Đáp án: C

Đánh giá

0

0 đánh giá