Saccarozo: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.3 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức lý thuyết trọng tâm bao gồm định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế của ankan trong bài viết dưới đây, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

I. Định nghĩa Saccarozo là gì?

- Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

- Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật như: mía; củ cải đường, thốt nốt, ... Nồng đồ saccarozơ trong nước mía có thể đạt tới 13%.

II. Tính chất vật lí của Saccarozo

- Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng. Cấu trúc phân tử

- Saccarozơ có công thức phân tử là C12H22O11. Các dữ kiện thí nghiệm:

    + Dung dịch saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch mà xanh lam, chứng tỏ trong phân tử saccarozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.

    + Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc, không bị oxi hóa bới nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm .

    + Đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt axit vô cơ làm chất xúc tác, ta được glucozơ và fructozơ.

    + Trong phân tử saccarozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1–O–C2). Liên kết này thuộc loại liên kết glicozit. Vậy cấu trúc phân tử saccarozơ được biểu diễn như sau:

Tính chất hóa học của Saccarozo | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

III. Tính chất hóa học của Saccarozo

- Saccarozơ không có tính khử vì phân tử không còn nhóm OH hemiaxetal tự do nên không chuyển được thành dạng mạch hở chứa nhóm anđehit. Vì vậy, saccarozơ chỉ còn tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân của đissaccarit.

1. Phản ứng với Cu(OH)2

- Kết tủa Cu(OH)2 tan trong dung dịch saccarozơ cho dung dịch màu xanh lam.

    2 C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O

2. Phản ứng thủy phân

- Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có tính khử là do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.

Tính chất hóa học của Saccarozo | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Trong cơ thể người, phản ứng này xảy ra nhờ enzim.

IV. Điều chế Saccarozo

- Sản xuất đường từ cây mía qua một số công đoạn chính thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Tính chất hóa học của Saccarozo | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Tính chất hóa học của Saccarozo | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

V. Ứng dụng của Saccarozo

- Saccarozơ là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát,... là thức ăn của người.

- Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.

VI. Bài tập liên quan về Saccarozo

Bài 1: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 1,08 gam Ag. Số mol saccarozơ và mantozơ trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,01 mol và 0,01 mol.     B. 0,015 mol và 0,005 mol.

C. 0,01 mol và 0,02 mol.     D. 0,005 mol và 0,015 mol.

Lời giải:

Đáp án: B

1Mantozơ → 2Ag

nmantozơ = 1/2 nAg = 30 Bài tập Saccarozơ cơ bản (có lời giải) = 0,005 mol.

Bài 2: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên với hiệu suất là 75% thì lượng saccarozơ thu được là

A. 97,5 kg.     B. 103,25 kg.

C. 98,5 kg.     D. 106,75 kg.

Lời giải:

Đáp án: A

msaccarozơ thu được = 1000. 13%. 75% = 97,5kg

Bài 3: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,776.     B. 6,480.

C. 8,208.     D. 9,504.

Lời giải:

Đáp án: D

Sau khi trung hòa X thì trong dung dịch Y không còn axit dư. Ta có:

Saccarozo (0.006 mol) → Glucozo + fructozo → 4Ag (0,024 mol)

Mantozo (0,012 mol) → 2 glucozo → 4Ag (0,048 mol)

Do H = 60% ⇒ lượng mantozo chưa phản ứng là : 0,008 mol

Mantozo (0,008) → 2Ag (0,016 mol)

⇒ nAg = 0,088 mol

⇒ mAg = 9,504g

Bài 4: Thủy phân m gam mantozơ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Mối liên hệ giữa m và a là

A. m : a = 171 : 216.

B. m : a = 126 : 171.

C. m : a = 432 : 171.

D. m : a = 171 : 432.

Lời giải:

Đáp án: A

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6

nglucozơ = 2 × nmantozơ = 2 × 30 Bài tập Saccarozơ cơ bản (có lời giải) mol.

Glucozơ → 2Ag

nAg = 2 × nglucozơ = 30 Bài tập Saccarozơ cơ bản (có lời giải)

mAg = a = 30 Bài tập Saccarozơ cơ bản (có lời giải)

⇒ m : a = 171 : 216.

Bài 5: Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 13,5.     B. 7,5.

C. 6,75.     D. 10,8.

Lời giải:

Đáp án: A

nsaccarozơ = 30 Bài tập Saccarozơ cơ bản (có lời giải) = 0,03125 mol.

nglucozơ = nfructozơ = 0,03125 mol.

Glucozơ → 2Ag;

Fructozơ → 2Ag

nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nfructozơ = 2 × (0,03125 + 0,03125) = 0,125 mol.

mAg = 0,125 × 108 = 13,5 gam.

Bài 6: Muốn có 162 gam glucozơ thì khối l­ượng saccarozơ cần đem thủy phân hoàn toàn là

A. 307,8 g.     B. 412,2 g.

C. 421,4 g.     D. 370,8 g.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình thủy phân: Saccarozo → glucozo + fructozo

nglucozo = 162 : 180 = 0,9 mol

⇒ msaccarozo cần dùng = 0,9 . 342 = 307,8 gam

Đánh giá

0

0 đánh giá