Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế nhựa PVC

1.6 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức  lý thuyết trọng tâm bao gồm định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế của ankan trong bài viết dưới đây, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n

I. Định nghĩa Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n là gì? 

- Định nghĩa: Poli(vinylclorua) là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua (CH2=CHCl).

- Công thức phân tử: (C2H3Cl)n

- Công thức cấu tạo:

Tính chất hóa học của Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Tên gọi: Poli(vinylclorua)

- Kí hiệu: PVC

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n

- PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt.

III. Tính chất hóa học của Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n

- PVC khá trơ về mặt hóa học: Trong môi trường axit, kiềm thì PVC bền và không bị biến đổi.

- Tuy nhiên PVC có phản ứng tiêu biểu như: Phản ứng đề hidroclo hóa

IV. Điều chế Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n

- Người ta điều chế nhựa PVC bằng phản ứng trùng hợp vinylclorua (CH2=CHCl).

Tính chất hóa học của Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

V. Ứng dụng Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n

- Polime được sử dụng trong kĩ thuật điện tử, lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô xe máy và sức khỏe con người:

- Màng PVC được dùng sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm mà tiêu biểu như áo mưa, mái hiên, màng phủ ruộng muối, nhãn chai nước khoáng, đóng gói sản phẩm...

- Ống PVC được sử dụng rất đa dạng trong cuộc sống từ ống dẫn nước từ nhà máy nước đến các trạm phân phối nước, ống cấp từ nhà máy cấp nước đến hộ gia đình, ống nước thải trong các tòa nhà...

- Nhựa PVC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất dây và cáp điện.

VI. Bài tập liên quan về Poli vinyl clorua (C2H3Cl)n

Bài 1: Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,... PVC có cấu tạo mạch như sau:

Tài liệu VietJack

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật ?

Lời giải:

a) Công thức chung của PVC: Tài liệu VietJack

Công thức một mắt xích: Tài liệu VietJack

b) Mạch phân tử PVC là mạch không phân nhánh (mạch thẳng).

c) Để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật, người ta dùng phương pháp: Đốt cháy mỗi mẫu da, nếu có mùi khét là da thật, không có mùi khét là da giả.

Bài 2: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O bằng 1 : 1

Hỏi polime trên thuộc loại nào trong các polime sau: polietilen, poli (vinyl clorua), tinh bột, protein ? Tại sao ?

Lời giải:

Khi đốt cháy, chỉ thu được CO2 và H2O .Vậy đó là polietilen hoặc tinh bột.

Vì tỉ lệ nCO2:nH2O= 1 : 1 nên polime đó là polietilen (– CH2 – CH2 –  )n.

Bài 3: Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli (vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tử polime đó.

Lời giải:

Các polime có cấu tạo mạch giống nhau là polietilen, poli (vinyl clorua) và xenlulozơ và có cấu tạo mạch không phân nhánh còn aminopectin có cấu tạo mạch phân nhánh.

Đánh giá

0

0 đánh giá