Amino axit: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

556

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức  lý thuyết trọng tâm bao gồm định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế của ankan trong bài viết dưới đây, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

I. Định nghĩa của Amino axit là gì?

- Định nghĩa: Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)–

- Công thức tổng quát: (H2N)x – R – (COOH)y

- Tên gọi:

+ Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

   Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

+ Tên bán hệ thống: axit + vị trí (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

   Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH: axit α-aminopropionic

+ Tên thường: các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

   Ví dụ: H2N–CH2–COOH có tên thường là glyxin (Gly) hay glicocol

II. Tính chất vật lí và nhận biết của Amino axit

- Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)

III. Tính chất hóa học của Amino axit

1. Tác dụng lên thuốc thử màu: (H2N)x – R – (COOH)y. Khi :

- x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

- x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

- x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ

2. Tính chất axit – bazơ của dung dịch amino axit :

- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

   H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O

- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

   H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH

3. Phản ứng este hóa nhóm COOH :

H2N-CH2-COOH + C2H5OH Tính chất hóa học của Amino axit | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng ClH3NCH2COOC2H5 + H2O

4. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2 :

H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O

5. Phản ứng trùng ngưng :

- Do có nhóm NH2 và COOH nên amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit

- Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử axit kia tạo thành nước và sinh ra polime.

IV. Ứng dụng của Amino axit

- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

- Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

- Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)

- Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

V. Bài tập liên quan về Amino Axit

Câu 1: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HC1, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-[CH2]4-COOH.

B. H2N-[CH2]2-COOH.

C. H2N-[CH2]3-COOH.

D. H2N-CH2-COOH.

Lời giải:

Đặt CT của X là H2NRCOOH

26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối.

Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol.

30 bài tập Amin, Amino Axit, Protein trong đề thi Đại học | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

→ Đáp án B

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Lời giải:

Nhận thấy 1 mol peptit thủy phân → Σ 4 mol các α–amino axit.

⇒ X là 1 tetrapeptit ⇒ Số LK peptit = 4–1 = 3

→ Đáp án D

Câu 3: Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối natri của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là

A. 6.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Lời giải:

Cấu tạo của X:

CH3 CH3-CH2-CH(NH2)-COO-CH3

(CH3)2C(NH2)-COO-CH3

CH3-CH(NH2)-COO-C2H5

NH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3

NH2-CH2-COO-CH(CH3)2

→ Đáp án C

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6

Lời giải:

X là (Gly)2(Ala)2(Val), trong X có đoạn mạch Gly-Ala-Val nên X có các cấu tạo:

Gly-Ala-Val-Gly-Ala

Gly-Ala-Val-Ala-Gly

Gly-Gly-Ala-Val-Ala

Ala-Gly-Ala-Val-Gly

Gly-Ala-Gly-Ala-Val

Ala-Gly-Gly-Ala-Val

→ Đáp án D

Đánh giá

0

0 đánh giá