Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Chì 2 Nitrat Pb(NO3)2 bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Chì giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:
Chì 2 Nitrat Pb(NO3)2: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Chì (II) nitrat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học là Pb(NO3)2. Hợp chất này thường tồn tại dưới dạng tinh thể không màu.
- Công thức phân tử: Pb(NO3)2
II. Tính chất vật lí & nhận biết
- Tính chất vật lí: Thường tồn tại dưới dạng tinh thể không màu hoặc chất bột màu trắng. Có khả năng tan trong nước.
- Nhận biết: Sử dụng dung dịch NaOH, thấy xuất hiện kết tủa trắng:
Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2 + 2NaNO3
III. Tính chất hóa học
- Mang tính chất hóa học của muối
Dễ bị phân hủy
2 Pb(NO3)2 2PbO + 4NO2 + O2
Tác dụng với dung dịch bazo
Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2 + 2NaNO3
Pb(NO3)2 + Ba(OH)2 → Pb(OH)2 + Ba(NO3)2
Tác dụng với axit
H2S + Pb(NO3)2 → HNO3 + PbS
Tác dụng với muối
Pb(NO3)2 + K2S → PbS + 2KNO3
IV. Điều chế
- Điều chế chì(II) nitrat bằng cách hòa tan chì kim loại vào axit nitric
Pb + 4HNO3 → Pb(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Hòa tan chì(II) oxit vào axit nitric cũng là phương pháp khá phổ biến
PbO + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O
V. Ứng dụng
- Chất này chủ yếu là nguyên liệu thô trong sản xuất bột màu cho sơn chì, nhưng sau này những loại sơn này đã bị thay thế bởi các loại sơn ít độc hại hơn, có thành phần là titan dioxit.
- Chì(II) nitrat là một tác nhân oxy hóa. Chất này do vậy cần phải sử dụng với những biện pháp an toàn nhằm tránh được những mối nguy tiềm tàng như tiếp xúc với da, hít hay nuốt phải. Do tính độc hại này, ứng dung của chì(II) nitrat luôn phải được giám sát chặt chẽ.
- Chì nitrat còn được sử dụng làm pháo hoa, được sử dụng để chuẩn độ các ion sunfat. Phản ứng tạo thành chì(II) sunfat kết tủa.
Xem thêm Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế hay, chi tiết khác của Hợp chất Pb: