Lý thuyết Hợp chất carbonyl (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

4 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl

A. Lý thuyết Hợp chất carbonyl

1. Khái niệm, đặc điểm liên kết

- Hợp chất carbonyl là các hợp chất chứa nhóm carbonyl  trong phân tử.

- Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử C (của gốc hydrocarbon hoặc nhóm –CHO) hoặc nguyên tử H.

- Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết với 2 gốc hydrocarbon.

2. Danh pháp

a) Aldehyde

- Tên theo danh pháp thay thế của aldehyde đơn chức mạch hở:

Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ kí tự e ở cuối)+al

- Đánh số các nguyên tử carbon ở mạch chính bắt đầu ở nguyên tử carbon của nhóm –CHO.

b) Ketone

- Tên theo danh pháp thay thế của ketone đơn chức mạch hở

Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ kí tự e ở cuối)-Số chỉ vị trí nhóm carbonyl-one

- Đánh số các nguyên tử carbon ở mạch chính bắt đầu từ nguyen tử carbon gần nhóm >C=O nhất.

3.Tính chất vật lý

- Aldehyde, ketone có nhiệt độ sôi thấp hơn so với alcohol tương ứng.

- Các hợp chất carbonyl có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với hydrocarbon có phân tử khối tương đương.

- Aldehyde, ketone thường có mùi đặc trưng.

4. Tính chất hóa học

- Nhóm carbonyl quyết định tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde, ketone.

a) Phản ứng khử aldehyde, ketone

- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì

+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc 1

+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc 2

  (ảnh 1)

b) Phản ứng oxi hóa aldehyde

- Khi tác dụng với nước bromine, aldehyde bị oxi hóa tạo thành acid. 

 (ảnh 2)

- Phản ứng với thuốc thử Tollens (phản ứng tráng bạc) và Cu(OH)2/OH-

 (ảnh 3)

=> Phản ứng đặc trưng của aldehyde.

- Ketone không tham gia các phản ứng trên.

c) Phản ứng cộng và phản ứng tạo iodoform

- Phản ứng cộng hydrogen cyanide: tạo sản phẩm cyanohydrin (hydroxynitrile)

CH3-CH=O + H-C≡C → CH3-CH(OH)-CN

CH3-CO-CH3 + H-C≡C → (CH3)2C(OH)-CN

- Phản ứng tạp iodoform: Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng iodoform.

CH3-CH=O + I2 + 4NaOH → CHI3 +H-COONa + 3NaI + 3H2O

CH3-CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI+ CH3COONa + 3NaI + 3H2O

5. Ứng dụng của hợp chất carbonyl

- Formaldehyde: ứng dụng trong công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo, xây dựng, mỹ phẩm, keo dán, thuốc nổ, giấy than,…Ngoài ra còn được sử dụng trong nông nghiệp và thủy sản.

-  Acetaldehyde: dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ như sản xuất acetic acid, acetic anhydride, butanol,…

-  Acetone: dung môi nhân tạo, thuốc súng không khói, nguyên liệu để tổng hợp hữu cơ,…

- Benzaldehyde: được dùng để sản xuất phẩm nhuộm và nhiều hóa chất khác nhau.

6. Điều chế

a) Acetaldehyde: được điều chế từ C2H4.

  (ảnh 4)

b) Acetone: được điều chế từ cumene.

  (ảnh 5)

Sơ đồ tư duy Hợp chất carbonyl

B. Trắc nghiệm Hợp chất carbonyl

Câu 1.Tên gọi của hợp chất với công thức cấu tạo CH3- CH(C2H5)-CH2-CHO là

A. 3-ethylbutanal.

B. 3-methylpentanal.

C. 3-methylbutanal.

D. 3-ethylpentanal.

Đáp án đúng là: B

Vẽ lại mạch:

CH3C3HC2H2C1HOC4H2C5H3: 3-methylpentanal.

Câu 2. Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là

A. ethanal.

B. acetone.

C. propan-1-ol.

D. propan-2-ol.

Đáp án đúng là: D

Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là propan-2-ol.

Phương trình hoá học minh hoạ:

CH3COCH3LiAlH4CH3CH(OH)CH3PropanonePropan2ol

Câu 3.Chất phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là

A. CH3NH2.

B. CH3CH2OH.

C. CH3CHO.

D. CH3COOH.

Đáp án đúng là: C

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH to CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Câu 4. Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào phản ứng được với HCN cho sản phẩm là cyanohydrin?

A. CH3CH3.

B. C4H9OH.

C. C2H5OH.

D. CH3CHO.

Đáp án đúng là: D

CH3CHO + HCN → CH3CH(CN)OH.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây có phản ứng tạo iodoform?

A. CH2=CH2.

B. CH3CHO.

C. C6H5OH.

D. CH≡CH.

Đáp án đúng là: B

CH3CHO chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-) nên có phản ứng tạo iodoform.

Câu 6. Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là

A. hợp chất alcohol.

B. dẫn xuất halogen.

C. các hợp chất phenol.

D. hợp chất carbonyl.

Đáp án đúng là: D

Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là hợp chất carbonyl.

Câu 7. Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức mạch hở là

A. CnH2nO.

B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n-2O.

D. CnH2n-4O.

Đáp án đúng là: A

Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức mạch hở là CnH2nO.

Câu 8.Công thức cấu tạo thu gọn của formic aldehyde là

A. OHC-CHO.

B. CH3-CHO.

C. HCHO.

D. CH2=CH-CHO.

Đáp án đúng là: C

Công thức cấu tạo thu gọn của formic aldehyde là HCHO.

Câu 9. Aldehyde X có công thức cấu tạo là CH3CH2CHO. Tên gọi của X là

A. propanal.

B. butanal.

C. pentanal.

D. ethanal.

Đáp án đúng là: A

CH3CH2CHO: propanal.

Câu 10. Tên thông thường của C6H5CHO là

A. acetic aldehyde.

B. propionic aldehyde.

C. benzoic aldehyde.

D. acrylic aldehyde.

Đáp án đúng là: C

Tên thông thường của C6H5CHO là benzoic aldehyde.

Câu 11. Trên phổ IR của acetone có tín hiệu đặc trưng cho nhóm carbonyl ở vùng nào sau đây?

A. 1 740 – 1 670 cm-1.

B. 1 650 – 1 620 cm-1.

C. 3 650 – 3 200 cm-1.

D. 2 250 – 2 150 cm-1.

Đáp án đúng là: A

Trên phổ IR của acetone có tín hiệu đặc trưng cho nhóm carbonyl ở vùng 1 740 – 1 670 cm-1.

Câu 12. Số đồng phân có cùng công thức phân tử C4H8O, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: A

Các đồng phân có cùng công thức phân tử C4H8O, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là: CH3CH2CH2CHO; CH3CH(CH3)CHO.

Câu 13. Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương: (1) C3H8; (2) C2H5OH; (3) CH3CHO. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

A. (2) > (3) > (1).

B. (1) > (2) > (3).

C. (3) > (2) > (1).

D. (2) > (1) > (3).

Đáp án đúng là: A

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là C2H5OH, CH3CHO, C3H8.

Câu 14. Cho phản ứng sau: (CH3)2CHCOCH3 + 2[H] LiAlH4?

Sản phẩm phản ứng là chất nào sau đây?

A. 2-metylbutan-3-ol.

B. 3-metylbutan-2-ol.

C. 1,1-dimethylpropan-2-ol.

D. 3,3-dimethylpropan-2-ol.

Đáp án đúng là: B

(CH3)2CHCOCH3 + 2[H] LiAlH4 (CH3)2CHCH(OH)CH3 (3-metylbutan-2-ol).

Câu 15. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa?

A. CH3-C≡CH.

B. OHC-CHO.

C. CH3CHO.

D. CH3-C≡C-CH3.

Đáp án đúng là: D

CH3-C≡C-CH3 không phản ứng với AgNO3/NH3.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá