Benzen là hiđrocacbon có cấu tạo khác với metan, etilen, axetilen … Bài tập nhận biết benzen là bài tập thường gây khó với học sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách nhận biết benzen một cách chính xác nhất.
Cách nhận biết benzen
I. Cách nhận biết benzen
- Để nhận biết benzen ta dùng hỗn hợp dung dịch HNO3/H2SO4 đặc, đun nóng.
- Hiện tượng: tạo dung dịch màu vàng, có mùi hạnh nhân.
- Phương trình hóa học minh họa:
C6H6 + HNO3 C6H5NO2 + H2O
- Ngoài ra, có thể nhận ra benzen bằng cách phản ứng với brom, có mặt bột sắt.
Hiện tượng: Màu của brom nhạt dần và thấy có khí HBr thoát ra, do đã xảy ra phản ứng thế:
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
II. Mở rộng:
Phân biệt benzen với stiren và các ankylbenzen khác:
Để phân biệt benzen với stiren và các ankylbenzen ta có thể dùng dung dịch KMnO4.
- Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay ở nhiệt độ thường
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 +2KOH
- Toluen (và các ankylbenzen khác): không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
C6H5CH3 + 2KMnO4C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
- Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và khi đun nóng.
III. Bài tập nhận biết benzen
Bài 1: Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch sau: toluen, benzen, stiren, hexan.
Hướng dẫn giải
Trích mẫu thử của các dung dịch và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch KMnO4 vào từng mẫu thử.
+ Mẫu thử làm mất màu dung dịch KMnO4ngay ở nhiệt độ thường là stiren
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 +2KOH
- Đun nóng 3 ống nghiệm còn lại. Mẫu thử nào làm mất màu dung dịch KMnO4là toluen. Dung dịch không làm mất màu thuốc tím là benzen và hexan
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
- Nhỏ dung dịch HNO3/H2SO4 đặc vào hai mẫu thử benzen và hexan rồi đun nóng.
Mẫu thử cho dung dịch màu vàng, có mùi hạnh nhân là benzen (C6H6). Không có hiện tượng gì là hexan.
C6H6 + HNO3 C6H5NO2 + H2O
Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất: benzen, hex–1–en và toluen. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Hướng dẫn giải
- Trích mẫu thử của các chất ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
- Nhỏ lần lượt dung dịch brom vào 3 ống nghiệm trên: ống nghiệm nào dung dịch brom nhạt màu là hex –1–en. 2 ống còn lại không có hiện tượng là benzen, toluen.
CH2=CH-(CH2)3-CH3 + Br2(màu nâu đỏ) → CH2Br-CHBr-(CH2)3-CH3(không màu)
- Nhỏ dung dịch KMnO4 vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, ống nghiệm nào có hiện tượng mất màu là toluen. Chất còn lại không có hiện tượng gì là benzen.
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
Bài 3: Dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzen, stiren, etylbenzen?
A. dung dịchbrom
C. dung dịch AgNO3/NH3
B. dung dịch KMnO4
D. dung dịch HNO3
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Để phân biệt 3 dung dịch: Benzen, stiren, etylbenzen ta dùng thuốc thử là dung dịch KMnO4.
- Trích mẫu thử của các dung dịch và đánh số thứ tự.
+ Mẫu thử làm mất màu dung dịch KMnO4ngay ở nhiệt độ thường là stiren
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 +2KOH
Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là benzen và etylbenzen, tiếp tục đem đun nóng.
Mẫu thử trong ống nghiệm nào làm mất màu dung dịch KMnO4là etylbenzen. Không có hiện tượng gì là benzen.
C6H5C2H5 + 4KMnO4 C6H5COOK + K2CO3 + 4MnO2 + KOH + 2H2O
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3
Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
Cách nhận biết axit cacboxylic
Cách nhận biết amin bậc 1, 2, 3
Cách phân biệt glyxin, lysin, axit glutamic