Dựa vào cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ ta có thể dự đoán được tính chất hóa học của chúng, và dựa vào tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ ta có thể nhận biết, phân biệt được hợp chất hữu cơ này với hợp chất hữu cơ khác. Vậy cách nhận biết, phân biệt ankin với các hợp chất hữu cơ khác như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
Cách nhận biết ankin
I. Cách nhận biết ankin
- Để nhận biếtankin ta sử dụng dung dịch brom (Br2) hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4). Ankin sẽ làm mất màu nâu đỏ của dung dịch Br2 hoặc làm mất màu tím của dung dịch KMnO4.
Nhận biết ankin bằng dung dịch brom
+ Tổng quát: CnH2n-2 + 2Br2(dư) → CnH2n-2Br4
+ Hiện tượng: Khi ankin phản ứng với dung dịch brom ở nhiệt độ thường thấy màu nâu đỏ của dung dịch brom nhạt dần, nếu ankin dư dung dịch mất màu.
+ Phương trình hóa học minh họa:
Brom tác dụng với ankin theo hai giai đoạn liên tiếp:
CH ≡ CH + Br2 → CHBr=CHBr
CHBr=CHBr + Br2 → CHBr2-CHBr2
+ Giải thích: Do dung dịch brom tham gia phản ứng cộng ̣̣(phá vỡ lần lượt hai liên kết π trong ankin).
Nhận biết ankin bằng dung dịch KMnO4
+ Tổng quát: R1-C ≡ C-R2 + 2KMnO4 → R1COOK + R2COOK + 2MnO2↓ đen
+ Hiện tượng: Khi ankin phản ứng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường thấy màu của dung dịch KMnO4 nhạt dần và có kết tủa đen của MnO2.
+ Phương trình hóa học minh họa:
CH3-C ≡ C-C2H5 + 2KMnO4 → CH3COOK + C2H5COOK + 2MnO2 ↓ đen
Đối với axetilen:
3C2H2 + 8KMnO4 + 2H2O → 3(COOK)2 + 2MnO2 ↓ đen + 2KOH
+ Giải thích: Do xảy ra phản ứng oxi hóa không hoàn toàn giữa ankin và dung dịch KMnO4
Chú ý: Không dùng phương pháp trên để phân biệt ankin và các hợp chất không no có liên kết C=C; C ≡C ….
II. Mở rộng:
- Phân biệt ank-1-in với các ankin khác:
Ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3. Ank-1-in sẽ tạo kết tủa vàng khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Các ankin khác không có phản ứng này
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg↓vàng + 2NH4NO3
CH ≡ C-CH3+ AgNO3 + NH3 → CAg ≡ C-CH3↓vàng + NH4NO3.
Trong đó: Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch bị thay thế bởi ion kim loại.
III. Bài tập nhận biết ankin:
Bài 1: Nêu phương pháp phân biệt các khí: SO2, CO2, C3H8, C2H2 chứa trong các bình mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Dẫn 4 khí trên lần lượt qua dung dịch nước vôi trong dư.
+ Có 2 khí làm đục nước vôi trong: SO2, CO2 (nhóm 1)
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
+ 2 khí không làm đục nước vôi trong: C3H8, C2H2 (nhóm 2).
Cho từng khí ở mỗi nhóm lần lượt qua dung dịch nước brom.
Nhóm 1:
+ Khí làm nhạt màu nâu đỏ của dung dịch brom là SO2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
+ Khí không làm nhạt màu dung dịch brom là CO2.
Nhóm 2:
+ Khí làm nhạt màu nâu đỏ của dung dịch brom là C2H2.
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
+ Khí không làm nhạt màu dung dịch brom là C3H8.
Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất sau:butan, but-1-in và but-2-in. Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
- Cho lần lượt từng khí tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
+ Khí nào tạo kết tủa vàng là but-1-in.
CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3→ CAg≡C-CH2-CH3↓ + NH4NO3
+ Không có hiện tượng gì là butan và but-2-in
- Cho hai khí còn lại lần lượt tác dụng với dung dịch brom
+ Mẫu thử nào làm nhạt màu dung dịch brom là but-2-in
CH3-C≡C-CH3 + 2Br2 → CH3-CBr2-CBr2-CH3
+ Mẫu thử không có hiện tượng gì là butan.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3
Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
Cách nhận biết axit cacboxylic
Cách nhận biết amin bậc 1, 2, 3
Cách phân biệt glyxin, lysin, axit glutamic