Trong các bài tập nhận biết, phân biệt hợp chất hữu cơ thường xuất hiện toluen. Dựa vào những tính chất hóa học riêng biệt của toluen với các hợp chất hữu cơ khác, ta có thể nhận biết được hợp chất này.
Cách nhận biết toluen
I.Cách nhận biết toluen
- Để nhận biết toluen (C6H5CH3) ta sử dụng dung dịch thuốc tím (KMnO4) ở điều kiện đun nóng.
- Hiện tượng: Dung dịch KMnO4 mất màu, xuất hiện kết tủa đen (MnO2)
- Phương trình hóa học:
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2↓+ KOH + H2O
Ngoài ra, có thể nhận ra toluen bằng cách cho phản ứng với brom, có mặt bột Fe.
Hiện tượng: màu của brom nhạt dần và thấy có khí HBr thoát ra do đã xảy ra phản ứng thế:
C6H5 – CH3 + Br2C6H4Br – CH3 + HBr
II. Bài tập nhận biết toluen
Bài 1: Để phân biệt benzen và toluen ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch KMnO4
D. Dung dịch HCl.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
- Trích mẫu thử của hai dung dịch ra hai ống nghiệm có đánh số.
- Nhỏ dung dịch KMnO4 vào từng mẫu thử rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Mẫu thử làm dung dịch KMnO4 mất màu và xuất hiện kết tủa đen là toluen.
+ Mẫu thử không thấy hiện tượng gì là benzen.
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2↓+ KOH + H2O
Bài 2: Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in
A. Dung dịch brom và dung dịch AgNO3/NH3
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4
D. Dung dịch HCl và dung dịch brom.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
- Trích mẫu thử của các dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch AgNO3/NH3 vào từng mẫu thử.
+ Mẫu thử thấy xuất hiện kết tủa vàng là hex-1-in.
CH ≡ C-(CH2)3-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg ≡ C-(CH2)3-CH3↓ vàng + NH4NO3
Ba mẫu thử còn lại không thấy có hiện tượng gì.
- Nhỏ dung dịch KMnO4 vào 3 mẫu còn lại
+ Mẫu làmdung dịch KMnO4 mất màu ngay ở nhiệt độ thường là stiren.
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH
+ Không có hiện tượng gì là toluen và benzen.
- Đun nóng 2hỗn hợp phản ứng còn lại.
+ Mẫu làm dung dịch KMnO4mất màu là toluen.
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
+ Mẫu không làm mất màu KMnO4 kể cả khi đun nóng là benzen.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3
Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
Cách nhận biết axit cacboxylic
Cách nhận biết amin bậc 1, 2, 3
Cách phân biệt glyxin, lysin, axit glutamic