Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất

Tải xuống 7 2.4 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của hai tam giác. Cách vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.

- Chứng minh được hai tam giác bằng nhau theo trường hợp bằng nhau c.g.c.

  1. Năng lực: Năng lực chung: tự học, tư duy, tính toán, sử dụng công cụ, ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa. Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp bằng nhau c.g.c.

  1. Phẩm chất: Tập trung, cẩn thận, tự giác, tích cực

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

     1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

     2. Học sinh: SGK, Thước kẻ, thước đo góc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: HS có thể suy đoán cách c/m tam giác bằng cách xét hai cạnh và 1 góc.

Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu

Sản phẩm: Dự đoán trường hợp bằng nhau thứ hai.

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau  

- Phát biểu TH bằng nhau thứ nhất của tam giác

Chỉ cần xét hai cạnh và 1 góc có thể kết luận được hai tam giác bằng nhau hay không ?   

GV: Bài hôm nay ta sẽ xét trường hợp đó.

 

Câu trả lời của hs

 

 

 

 

 Dự đoán câu trả lời.

  1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung

Sản phẩm

a. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

Mục tiêu: Biết cách vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu

Sản phẩm: Vẽ được tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

NLHT: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- 1 HS đọc bài toán .

- Tìm hiểu SGK, nêu các bước vẽ

- Thực hiện vẽ hình vào vở. 1 HS lên bảng vẽ

GV nhận xét, đánh giá, chốt lại cách vẽ

 GV giới thiệu góc xen giữa hai cạnh.

- Tìm góc xen giữa hai cạnh AB và BC.

- Góc C xen giữa hai cạnh nào ?

HS trả lời

GV nhận xét, đánh giá

1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

* Bài toán : Vẽ tam giác ABC, biết  AB = 2cm , BC = 3cm ,

* Cách vẽ: sgk/117

 

 

 

 


* Lưu ý: Góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC

b) Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác 

- Mục tiêu: Phát biểu tính chất về trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu

- Sản phẩm: Tính chất về trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh.

NLHT: Sử dụng công cụ và ngôn ngữ; Vẽ tam giác; phát biểu tính chất.

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- HS đọc ?1

- Nêu cách vẽ DA’B’C’

- Vẽ DA’B’C’, 1 HS vẽ trên bảng, cả lớp cùng vẽ vào vở.

1 HS khác lên bảng đo AC và A’C’ rút ra nhận xét.

GV nhận xét, đánh giá

H: Vậy hai tam giác có các yếu tố nào bằng nhau ta cũng kết luận được chúng bằng nhau ?

HS trả lời

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV nêu tính chất và viết kí hiệu.

- Gọi vài HS nhắc lại tính chất

* Củng cố: làm ?2 sgk

 - 1 HS đứng tại chỗ trả lời.

2. Trường hợp bằng nhau cạnh . góc . cạnh

* Bài toán 2: Vẽ tam giác

 A’B’C’ biết A’B’ = 2cm ,

 B’C’ = 3cm ,

Đo AC = A’C’

=> DABC = DA’B’C’

 

* T/c (SGK)

DABC và DA’B’C’ có

AC = A’C’          

 =’           =>  DABC=DA’B’C’ (c.g.c)

AB = A’B’

 

?2 DABC = DADC vì có:

      BC = DC

   

AC là cạnh chung

  1. c) Hệ quả

Mục tiêu: Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh áp dụng vào tam giác vuông

Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chieeus

 Sản phẩm: Hệ quả

NLHT: Sử dụng ngôn ngữ, phát biểu hệ quả

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Giới thiệu hệ quả.

- HS làm ?3 sgk

HS: Quan sát hình vẽ nêu các yếu tố bằng nhau

? Các cạnh bằng nhau của hai tam giác trên là các cạnh gì ? (Các cạnh góc vuông)

- Hãy phát biểu TH bằng nhau cạnh – góc – cạnh áp dụng vào tam giác vuông.

HS trả lời

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức nêu hệ quả

3. Hệ quả:

  ?3

 

 

 

 

 

 

 

 


DABC và DDEF có :                      

AB = DE

AC = DF

=> DABC = DDEF  (c.g.c)        

* Hệ quả: (SGK - 118)

  1. Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Nhận biết hai tam giác bằng nhau

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chieeus

- Sản phẩm: Bài tập 25 /118 sgk

NLHT: Chỉ ra các yếu tố bằng nhau, viết đúng kí hiệu hai tam giác bằng nhau.

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Làm bài 25sgk

GV treo bảng phụ vẽ các hình 82, 83, 84 sgk, yêu cầu HS quan sát hình vẽ nêu các yếu tố bằng nhau rồi kết luận

Chia lớp thành 3nhóm, mỗi nhóm xét 1 hình

HS thảo luận nhóm, trình bày

GV nhận xét, đánh giá

Bài 25/118 sgk

H.82 : DABD = DAED vì có :

AB = AE, ,  AD là cạnh chung

H.83 : DIKG = DHGK vì có : 

IK = GH,  , GK: C¹nh chung

H.84 : Hai tam giác không bằng nhau vì cặp góc bằng nhau không xen giữa hai cặp cạnh bằng nhau.

  1. Hoạt động 4: Vận dụng

Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong bài. Áp dụng vào bài tập cụ thể

Nội dung: Làm các bài tập

Sản phẩm: Bài làm của hs trình bày trên vở

Phương thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân. Tự học, tìm tòi, sáng tạo

Nội dung

Sản phẩm

Làm bài 24,25,26/ sgk

Bài làm của hs có sự kiểm tra của các tổ trưởng

 

LUYỆN TẬP

 I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh của tam giác.

- Rèn cách nhận biết, C/M hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

  1. Năng lực: Năng lực chung: tự học, sáng tạo, sử dụng công cụ, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Nhận biết, chứng minh hai tam giác bằng nhau

  1. Phẩm chất: Tập trung, cẩn thận, tự giác, tích cực

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, Thước thẳng, thước đo góc.
  2. Học sinh: SGK, Thước kẻ, thước đo góc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: hs thấy được các kiến thức đã học có liên quan đến tiết học

Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, vấn đáp

Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm

Phương tiện và thiết bị dạy học: thước, bảng phụ/ máy chiếu..

Sản phẩm: câu trả lời của hs

Nội dung

Sản phẩm

- Phát biểu trường hợp bằng nhau  c.g.c của hai tam giác.  

- Phát biểu hệ quả

- Phát biểu trường hợp bằng nhau  c.g.c của hai tam giác như SGK/117.  

- Phát biểu hệ quả như SGK/118

  1. Hoạt động 2: Luyện tập

Nội dung

Sản phẩm

1: Nhận biết cách chứng minh hai tam giác bằng nhau  (hoạt động cá nhân)

- Mục tiêu: Biết cách chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu

 Sản phẩm: Làm bài 26 SGK

NLHT: Sắp xếp các bước chứng minh phù hợp

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Làm bài 26 sgk

Gọi HS đọc bài toán

- GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS vẽ vào vở

Yêu cầu HS đọc bài c/m trong sgk rồi sắp xếp

GV chốt lại cách c/m của bài toán

 

 

BT 26 /118SGK

Sắp xếp: 5) , 1), 2), 4), 3)

2: Tìm điều kiện để hai tam giác bằng nhau (hoạt động cá nhân, nhóm)

- Mục tiêu: Tìm được điều kiện để hai tam giác bằng nhau

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu

 Sản phẩm: Bài 27 SGK

NLHT: Nhận ra yếu tố cần có để hai tam giác bằng nhau

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Làm bài 27 sgk

- Chỉ ra các yếu tố bằng nhau trên từng hình

- Tìm thêm điều kiện để hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

HS thảo luận nhóm, tìm điều kiện

Đại diện nhóm nêu điều kiện tìm được.

GV nhận xét, đánh giá

 Bài 27/119 sgk

a) Cần thêm

b) Cần thêm AM = EM

c) Cần thêm AC = BD

 

 

3: Tìm và chứng minh hai tam giác bằng nhau (hoạt động cá nhân, nhóm)

- Mục tiêu: Tìm ra, chứng minh các tam giác bằng nhau

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình

Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chieeus

 Sản phẩm: Bài 28, 29 SGK

NLHT: Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Làm bài 28 sgk

GV dùng bảng phụ vẽ hình.

- Yêu cầu HS tìm các yếu tố bằng nhau của 3 tam giác

HS thảo luận nhóm tìm các yếu tố bằng nhau để suy ra các tam giác bằng nhau

- Làm bài 29 sgk

Gọi HS đọc bài toán

GV hướng dẫn vẽ hình, ghi GT, KL.

H: DABC và DADE có chung yếu tố nào? Ỵếu tố nào bằng nhau theo GT ? 

GV hướng dẫn cách c/m bài toán, Gọi 1 HS lên bảng trình bày

GV hướng dẫn HS yếu dưới lớp cùng làm.

 

BT 28 /120SGK

DADE có  = 80o , = 40o =>  = 60o

=> DABC = DKDE (c.g.c) vì có

AB = KD  (gt)

(= 60o)

BC = DE (gt)

* DNMP không bằng hai tam giác còn lại.

BT 29 /120SGK

       

GT    B, E Ax

         D, C Ay

         AB = AD

          BE = DC

KL    DABC  = DADE

 

Chứng minh

Xét  DABC  và DADE có:

AB = AD (GT)

  chung

AE = AC (vì AD = AB, BE = DC)         

Vậy DABC = DADE (c.g.c)

  1. Hoạt động 3: Vận dụng

Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong bài. Áp dụng vào bài tập cụ thể

Nội dung: Làm các bài tập

Sản phẩm: Bài làm của hs trình bày trên vở

Phương thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân. Tự học, tìm tòi, sáng tạo

Nội dung

Sản phẩm

- Xem lại các bài đã sửa.

- Chú ý cách lập luận, chứng minh hình học.

- Làm BT 30, 31 SGK

Bài làm của hs có sự kiểm tra của các tổ trưởng

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Toán học 7 bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác chuẩn nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống