Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Ôn tập hệ sinh thái mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học song tiết này hs phải
1. Kiến thức:
- Nắm được các khái niệm cơ bản trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào,
cơ thể cũng như quần thể.
- Biết cách hệ thống hóa kiến thức thông qua xây dựng các bản đồ khái niệm.
- Thiết lập các mối liên hệ giữa kiến thức của các phần đã học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sx.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Phiếu học tập.
- Một số sơ đồ, bảng biểu.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức phần DTH
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới: |
lồng ghép trong nội dung bài học |
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức cơ bản. -Gv: y/c học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản về di truyền học đã học. -Hs: + Trình bày tóm tắt nội dung. + Lớp nhận xét, bổ sung. - Gv: Nhận xét, bs. *Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập |
I. Hệ thống hoá kiến thức Phần DT 1. CSVC và chế di truyền ở cấp độ phân tử: - Vcdt: axit nucleic (ADN, ARN) và Prôtêin. - Cơ chế DT: tự sao, phiên mã, dịch mã. 2. Cơ sở vật chất và chế di truyền ở cấp độ TB: - Vcdt: NST. - Cơ chế DT: Sự kết hợp của 3 quá trình: NP, GP, TT. 3. Cơ chế DT ở cấp độ cơ thể: Các quy luật DT - QL phân li - Ql phân li độc lập. - Ql tương tác gen. - Ql liên kết gen. - Ql hoán vị gen. - Ql dt liên kết với giới tính. 4. Cơ chế dt ở cấp độ quần thể. - Các đặc trưng dt của QT là: tần số của các alen và tần số của các kiểu gen. - Quần thể tự phối và qt ngẫu phối. 5. Ứng dụng DTH trong chọn giống - Chọn giống dựa trên nguồn BDTH - Tạo giống bằng p2 gây ĐB. - Tạo giống bằng công nghệ TB. - Tạo giống bằng công nghệ gen. quy trình và ý nghĩa. Phần Biến dị (sô đồ sgk/100) - BD không Dt: thường biến - BD DT: + BDTH + BD ĐB: ĐBG; ĐB NST. |
- Gv: Đưa ra một số sơ đồ khái niệm, bảng biểu (PHT)→ yêu cầu học sinh hoàn thiện . - Hs: + thảo luận nhóm, + hoàn thiện nd PHT + Cử đại diện trình bày. + Nhóm khác nhận xét, bs. - Gv: NX, đánh giá. Thông báo đáp án đúng |
II. Hướng dẫn ôn tập. |
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời 1 số câu hỏi TN và bài tập cuối bài (nếu còn t/g)
5. Dặn dò:
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị cho thi học kì I.
Phiếu học tập số 1
Bảng tóm tắt các quy luật di truyền
Quy luật | Nội dung | Cơ sở tế bào học | Ý nghĩa |
Ql Phân li | |||
Ql Phân li độc lập | |||
Ql Tương tác gen | |||
Ql Liên kết gen | |||
Ql Hoán vị gen | |||
Ql Di truyền liên kết với giới tính |
Phiếu học tập số 2
Bảng so sánh quần thể ngẫu phối và tự phối
( Hãy đánh dấu + ( nếu cho là đúng) vào bảng so sánh )
Điểm so sánh | Quần thể tự phối |
Quần thể ngẫu phối |
- Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần thể đồng hợp qua các thế hệ. | ||
- Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. | ||
- Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. | ||
- Có cấu trúc: p2 AA : 2pq Aa : q2 aa | ||
- Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ. | ||
- Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. |