Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Ôn tập học kì 2 mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học song bài này, hs phải:
1. Kiến thức:
- Khái quát được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn bộ chương trình theo các
cấp tổ chức của sự sống.
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ
cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái.
- Hiểu được cơ chế tiến hóa của sinh giới theo quan niệm của thuyết TH tổng
hợp.
- Nhận biết được các mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp bậc tổ chức của sự sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sx.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phân công Hs chuẩn bị ND ôn tập
- Nhóm 1,2: Phần SH tế bào, mqh giữa cấu tạo và chức năng, tiến hóa thích
nghi.
- Nhóm 3: Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật.
- Nhóm 4: DTH (đột biến) và tiến hóa (các nhân tố tiến hóa), sinh thái học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
*Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức SHTHPT -Gv: yêu cầu học sinh tóm tắt toàn bộ kiến thức sinh học ở cấp THPT -Gv: NX, đánh giá và bs hoàn chỉnh sơ đồ hóa kiến thức. *Hoạt động 2: Thảo luận -Gv: yêu cầu nhóm 1 trình bày nội dung phần Sinh học tế bào. -Gv: NX, đánh giá và bs hoàn chỉnh kiến thức. -Gv: yêu cầu nhóm 2 trình bày mqh cấu trúc và chức năng của tế bào. -Gv: NX, đánh giá và bs hoàn chỉnh kiến thức. -Gv: yêu cầu nhóm 3 trình bày các đặc điểm của sự sống ở mức độ cơ thể đa bào: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức độ cơ thể. |
- Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm Lớp theo dõi bổ sung -Hs: sửa chữa nếu cần I. Sinh học lớp 10 -Hs: cử đại điện trình bày phần chuẩn bị của nhóm. + Thành phần hóa học của tb (nhấn mạnh các đại phân tử h/cơ; vai trò đặc biệt của axit nucleic) + Cấu trúc tế bào nhân sơ, nhân thực: +)Tb nhân sơ: kt nhỏ có lq đến TĐC, sinh trưởng nhanh. +) Tb nhân thực: cấu tạo hoàn chỉnh. Các bào quan có cấu tạo phù hợp với chức năng. + Chuyển hóa vật chất và năng lượng: nhấn mạnh vai trò của ATP-đồng tiền năng lượng. Quá trình hô hấp ở thực vật. + Quá trình nguyên phân, giảm phân (bắt chéo ADN trao đổi đoạn sv đa dạng). -Nhóm khác theo dõi, bổ xung -Hs: Nhóm 2 cử đại diện trình bày: + Cấu tạo ll phù hợp với c/n quang hợp. + Cấu tạo ti thể hô hấp. + Màng sinh chất phù hợp với phương thức vận chuyển các chất qua màng đó là v/c chủ động, thụ động, xuất nhập bào. II. Sinh học lớp 11 -Hs: cử đại diện trình bày phần chuẩn bị của nhóm: + Mức độ cơ thể thì đv và tv đều biểu hiện các đặc điểm của sự sống là chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản... |
-Gv: NX, đánh giá và bs hoàn chỉnh kiến thức. -Gv: Hỏi thêm: + quang hợp ở các nhóm C3, C4, CAM khác nhau như thế nào? + Các loài đv khác nhau đã có những biến đổi cơ quan hô hấp như thế nào để tối ưu hóa qt hô hấp? + Hệ tuần hoàn đã tiến hóa, hoàn chỉnh như thế nào qua lớp động vật? |
+ Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở đv và tv đều bao gồm: +) Quá trình thu nhận chất từ mt vào trong cơ thể. +) Tái tạo các chất cần thiết cấu tạo nên tb hoặc các chất cần thiết cho quá trình sống. + Quang hợp ở thực vật: +) Cơ chế QH: +) Các yt môi trường như: nồng độ CO2, cường độ, thành phần quang phổ as, nước...a/h đến cường độ qh a/h đến năng suất cây trồng + Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM +) Pha sáng hoàn toàn giống nhau +) Pha tối khác nhau là do cấu tạo lá (tv C4 có 2 loại lục lạp) do sp cố định CO2 đầu tiên, đk môi trường khác nhau, t/g cố định CO2. +) Tv C4 và tv CAM ngoài chu trình Canvin có thêm chu trình C4. + Quá trình hô hấp: +) Đv có cơ quan hô hấp riêng biệt, các loài đv khác nhau đã biến đổi cơ quan hô hấp đặc biệt là bề mặt hô hấp. +) Vận chuyển oxi đến tb cần nhờ hệ thống các hệ cq, đặc biệt là hệ tuần hoàn. + Tiến hóa của hệ tuần hoàn thể hiện qua các lớp đv từ chưa có tim (ruột khoang) đến có tim bên (sâu bọ) tim 2 ngăn (cá) tim 3 ngăn (ếch, bò sát) tim 4 ngăn (chim, thú). Máu đi nuôi cơ thể từ máu pha (nhiều CO2) đền máu đỏ tươi (giầu O2). II. Sinh học 12 |
-Gv: Yêu cầu nhóm 4 trình bầy tóm tắt kt phần di truyền và tiến hóa. -Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung và hoàn chỉnh kt. -Gv: nêu câu hỏi + Tại sao ĐB là nguyên liệu cho qt tiến hóa? + Điều gì xẩy ra đối với thế giới sinh vật khi bản thân nó không có khả năng phát sinh biến dị? + ĐB đã được vận dụng trong sản xuất như thế nào? + Thuyết tiến hóa tổng hợp bổ sung hoàn chỉnh thuyết Đacuyn như thế nào? |
-Hs: Nhóm 4 cử đại diện trình bày phần chuẩn bị của nhóm - Lớp nhận xét thảo luận, khái quát kiến thức. * Di truyền học: - Gen (ADN) tự nhân đôi ARN Protein tt. - Điều hòa hđ gen là điều hòa lượng sp của gen. - Gen nằm dọc/NST, NST có 3 mức độ cấu trúc. - Thực chất QLPL của Menden là sự phân li của NST trong cặp đồng dạng và sự tổ hợp của NST. - Sv luôn phát sinh các biến dị, DT các BD có lợi thích nghi với môi trường luôn thay đổi. - ĐB là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. - Trong qt tự thụ phấn và giao phối gần tỉ lệ KG đồng hợp tăng và tỉ lệ KG dị hợp giảm. - Trong qt ngẫu phối thành phần KG có thể được duy trì không đổi qua nhiều thế hệ. -Biến dị gồm ĐBG và ĐBNST. + ĐBG bao gồm: ĐB thay thế 1 cặp nu, ĐB thêm hoặc mất 1 cặp nu. ĐBG làm thay đổi chức năng của PR có hại cho thể ĐB. + ĐBNST bao gồm: Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn; đb đa bội, đb dị bội * Tiên hóa: - Học thuyết Đacuyn tiến bộ hơn học thuyết LM. - Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. - Lịch sử phat triển của sinh giới gắn liền với ls phát triển của TĐ, loài người ra đời có khả năng TH văn hóa. |
4. Củng cố:
- Tóm tắt kiến thức của bài.
5. Dặn dò:
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị cho thi học kì.
Bài 19. Đáp án phiếu học tập
Nội dung | Nuôi cấy mô hoặc tế bào |
Dung hợp TB trần | Nuôi cấy hạt phấn, noãn |
Nguồn NL ban đầu |
Tế bào hoặc mẫu mô |
2 tế bào thuộc 2 loài. | Hạt phấn, noãn chưa thụ tinh |
Cách tiến hành |
Lấy tế bào hoặc mẫu mô, nuối cấy trong MT đặc biệt, kích thích cho nó phát triển thành cây con. |
Lấy 2 tế bào thuộc 2 loài, loại bỏ màng TB. Cho vào MT đặc biệt cho chúng dung hợp với nhau tạo TB lai. Kích thích Tb lai phát triển thành cây con. |
Lấy HP hoặc noãn chưa thụ tinh, nuối cấy trong MT đặc biệt, kích thích cho nó phát triển thành cây con đơn bội, gây đột biến để tạo cây lưỡng bội |
Ý nghĩa | Nhân nhanh giống cây trồng. |
Tạo giống cây lai khác loài. | Tạo giống cây thuần chủng. |