Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512

Tải xuống 7 1.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                         KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU:
Chủ đề 1: Chương I - Cá thể và quần thể sinh vật
I.1- Nêu được các NTST và ảnh hưởng của các NTST lên cơ thể SV.
I.2- Quy luật giới hạn sinh thái- Nơi ở, ổ sinh thái.
I.3- Sự thích nghi của SV với ánh sáng, nhiệt độ.
I.4- Định nghĩa quần thể- Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
I.5- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
I.6- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng QT theo CK và không theo CK.
I.7- Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của QT.
Chủ đề 2: ChươngII - Quần xã sinh vật
II.1- Định nghĩa khái niệm QX- Nêu được đặc trưng cơ bản của QX.
II.2- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong QX.
II.3- Trình bày được diễn thế sinh thái ( khái niệm, nguyên nhân, các dạng diễn thế và ý
nghĩa).
1. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh phân tích ,tìm kiếm thông tin ,hình thành năng lực khái quát hoá.
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc giải
quyết các vấn đề của sinh học
2. Thái độ
Sự trung thực trong thi cử, không gian lận ,có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
* TNKQ : 100%
III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên Chủ đề
(nội dung,
chương)
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
Chủ đề I.
5 /5
I.1 , I.2 I.3 , I.4 , I.5 I.6 , I.7 I.3 , I.4
Số câu: 20
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 8
Số điểm:2.5
Số câu: 6
Số điểm:2
Số câu: 4
Số điểm:1
Số câu: 2
Số điểm:0.5

 

Chủ đề II
3 / 4
II.1 , II.2
II.3
II.1 , II.2 II.1 , II.2 II.2
II.3
Số câu : 10
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40.%
Số câu: 3
Số điểm:1,5
Số câu:3
Số điểm:1,5
Số câu:2
Số điểm:0,5
Số câu:2
Số điểm:0,5
Tổng số câu: 30
T số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 11
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 9
Số điểm:3
Tỷ lệ: 30%
Số câu: 6
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 1
Tỷ lệ 10.%

IV.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
1.Đề kiểm tra.
Câu 1:: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần
lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh
thái.
Câu 2: Nơi ở của các loài là

A. địa điểm cư trú của chúng.
chúng.
B. địa điểm sinh sản của

 

C. địa điểm thích nghi của chúng.
chúng.
D. địa điểm dinh dưỡng của

Câu 3: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái
mà ở đó sinh vật
A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng
loạt.
Câu 4:: Động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống
ở vùng nhiệt đới.
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự
sống ở vùng nhiệt đới.

C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự
sống ở vùng nhiệt đới. D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ
thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 5:: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại
(tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện
tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?
A. Kẻ thù. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ D. Thức ăn.
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu
sinh.
Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tịnh Tâm.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 8:: . Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong một cái hồ.
Câu 9: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng
này thể hiện ở mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ
cùng loài.
Câu 10: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 11: Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 12: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 13: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn.
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Hình thành quần xã tương đối ổn định
Câu 14: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
Câu 15: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế. B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.
C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
Câu 16: Tuổi sinh thái là
A. tuổi thọ tối đa của loài. B. tuổi bình quần của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. tuổi thọ do môi trường quyết định.
Câu 17: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho
đến khi nó chết do già được gọi là
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí. C. tuổi trung bình. D. tuổi quần thể.
Câu 18: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 19: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 20: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Câu 21: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.
B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.
D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 22: Mật độ của quần thể là
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định
nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của
quần tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể trung bình trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể..
Câu 23: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
Câu 24: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình
thành nên quần xã tương đối ổn định.

C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần
xã bị suy thoái.
Câu 25: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp
đấu tranh sinh học dựa vào
A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần
thể.
Câu 26: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là
A. tôm nước lợ. B. cây tràm. C. cây mua. D. bọ lá.
Câu 27: Tính đa dạng về loài của quần xã là
A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. B. mật độ cá thể của từng loài trong quần
xã.
C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 28: Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và
chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác
định và chúng ít quan hệ với nhau.
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác
định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian
và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 29: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 30: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng
hoặc theo chiều ngang?
A. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. B. Do nhu cầu sống khác nhau.
C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng.
2.Đáp án và hướng dẫn chấm.
PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

V. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra

Lớp 0-<3 3-<5 5-<6,5 6,5-<8,0 8-10
12B2
12B8

2. Rút kinh nghiệm 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Ôn tập giữa học kì 2 mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 12
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống