Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
- Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái.
- Giải thích được : năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về các sinh vật trên trái đất.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để
sử dụng trong Bài học
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống: Cho HST ruộng lúa từ đó rút ra Hệ sinh thái là
gì ? Đặc điểm của hệ sinh thái ? HS. Quan sát H42.1, đọc SGK thu thập thông tin, thảo luận và
thống nhất đáp án
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Tại sao năng lượng truyền lên các bậc đinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần ?
Hoạt Động 1: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau : - Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho trái đất ? - Hiệu suất của quá trình quang hợp ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin, trả lời câu hỏi GV. Chỉnh lí và kết luận . GV. Quan sát H45.1-2, đọc SGK và trả lời câu hỏi sau : - Tại sao năng lượng càng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần ? - Nêu tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái ? - So sánh con đường truyền năng lượng và truyền vật chất ? HS. Quan sát H45.1-2, đọc SGK thu thâp thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. |
I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI 1. Phân bố năng lượng trên trái đất: - Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất. - Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy (50% bức xạ) cho quang hợp - Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2 - 0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ 2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái: - Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm -Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. |
Hoạt Động 2: HIỆU SUẤT SINH THÁI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H45.3, đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau : Hiệu suất sinh thái là gì ? HS. Quan sát H45.3, đọc SGK, thu thập thông tin của giáo viên và trả lời câu hỏi. GV. Chỉnh lí và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh làm bài tập về hiệu suất sinh thái. HS. Dựa vào khái niệm hiệu suất sinh thái để làm bài tập. GV. Hướng dẫn để học sinh hoàn thành bài tập. . |
II. HIỆU SUẤT SINH THÁI - Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. - Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. III. BÀI TẬP Cho biết hệ sinh thái một hồ, có sản lượng toàn phần ở SVSX là 1113 kcal/m2/năm. Hiệu suất sinh thái ở SVTT cấp 1 là 11,8%, ở SVTT cấp 2 là 12,3%. 1. Xác định sản lượng sinh vật toàn phần ở SVTT cấp 1 và SVTT cấp 2. 2. Vẽ hình tháp sinh thái năng lượng. 3. Giải thích tại sao trong tự nhiên các chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng. Trả lời: 1. Sản lượng sinh vật toàn phần: - Ở SVTT cấp 1: 1113 x 11,8% = 131 kcal/m2/năm. - Ở SVTT cấp 2: 131 x 12,3% = 16 kcal/m2/năm. 2. Hình tháp sinh thái năng lượng: 3. Giải thích: - Qua ví dụ trên ta thấy: + Sự tiêu phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. + Số năng lượng được sử dụng ở m[ĩ bậc dinh dưỡng là rất nhỏ. - Năng lượng giảm dần khi vận chuyển qua mỗi bậc dinh dưỡng do mất mát chủ yếu qua hô hấp |
và bài Bài. Do vậy, trong tự nhiên các chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng. |
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1 [484200]: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A.Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô
sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B.Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở
lại.
C.Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất
thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D.Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh
dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 2 [487695]: Điểm khác nhau cơ bản giữa vận chuyển vật chất và dòng năng lượng
trong hệ sinh thái là
A.sự vận chuyển vật chất trong hệ sinh thái bao giờ cũng kèm theo năng lượng còn
dòng năng lượng thì không kèm theo vật chất.
B.sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái chỉ diễn ra trong từng chuỗi thức ăn còn vận
chuyển vật chất thì diễn ra trong lưới thức ăn.
C.sự vận chuyển vật chất thì bị hao hụt vì qua mỗi bậc dinh dưỡng sinh vật lại giữ lại trong
các hợp chất hữu cơ còn dòng năng lượng không bị hao hụt.
D.sự vận chuyển vật chất trong hệ sinh thái theo vòng tuần hoàn, còn dòng năng lượng
thì không theo vòng tuần hoàn.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Câu 1: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn
như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh
dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A.9% và 10%. C.10% và 12% |
B. 12% và 10% . D. 12% và 9%. |
Câu 2 Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời là 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5%
năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Xác
định sản lượng sinh vật sơ cấp tinh ở thực vật?
A.2,5.104kcal. C.2,5.103kcal. |
B. 10.102kcal D. 2,5.106kcal |
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Đọc trước bài 45 và trả lời các câu hỏi sau :
- Nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái ?
- Vì sao chuỗi thức ăn không kéo quá dài ?