Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất

Tải xuống 8 2.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                               BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HST, HIỆU SUẤT SINH THÁI
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1:
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật KWL
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: HS đặt ra được vấn đề của bài học:
Nội dung của hoạt động 1:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
HS quan sát sơ đồ H45.1 SGK
- Hình vẽ thể hiện điều gì? Nhận xét về
nguồn năng lượng được truyền qua các bậc
dinh dưỡng?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thựchiện nhiệm vụ
học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS.
Chuyển ý vào nội dung bài học bằng KT
KWL
+ Nội dung các em vừa tìm hiểu đó
là dòng năng lượng trong HST.
Vậy dòng năng lượng trong
HSTcó đặc điểm gì?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
(1) Mục tiêu:
- Mô tả được khái quát về sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất
sinh thái..
- Lấy được ví dụ minh họa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Khái quát được sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu
suất sinh thái.
Nội dung của hoạt động 2:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Dòng NL trong HST?
? Phổ ánh sáng chiếu xuống hành tinh gồm
những dải chủ yếu nào?
(Tia hồng ngoại, dãy sáng nhìn thấy)
? Ánh sáng mặt trời phân bố trên bề mặt TĐ
ntn giữa các vùng? -> TV đã thích nghi ra
sao ?
(?Vì sao càng lên bậc dd cao hơn NL càng
giảm dần? )
? Trong HST NL chủ yếu được lấy từ đâu?
Lấy ntn? Vật chất được trao đổi ntn?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.


Chuẩn kiến thức
I. Dòng NL trong HST:
1. Phân bố NL trên TĐ:
- Mặt trời là nguồn cc NL chủ yếu cho sự sống trên TĐ
- SV SX chỉ sử dụng được những tia nhìn thấy ( 50% bức xạ) cho quang hợp
- Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2 – 0,5% tổng lượng bức xạ để t/h chất hữu
cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
- Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao.
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao, năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị
thất thoát.
- Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng
tới môi trường. Vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
Hoạt động 3:
Hiệu suất sinh thái
(1) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái, đặc điểm của HSST.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Khái niệm hiệu suất sinh thái, đặc điểm.
Nội dung của hoạt động 3:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- HSST: KN, đặc điểm?
? Phần lớn NL bị tiêu hao do đâu? Tiêu
hao khoảng bao nhiêu? -> Phần NL
truyền lên bậc dd cao hơn khoảng bao
nhiêu?
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm - Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận

 

vụ học tập
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm
trình bày câu trả lời
- Đại diện nhốm cử cá nhân
trả lời, các bạn góp ý, bổ sung.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa
ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức
II.Hiệu suất sinh thái(HSST):
- HSST là tỉ lệ % chuyển hóa NL giữa các bậc dd trong HST.
- Phần lớn NL truyền trong HST bị tiêu hao -> HSST của bậc dd sau tích lũy
dược thường là 10% so với bậc trước liền kề thấp hơn.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
diễn thế sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1 :
Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 10
6 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5 %
năng lượng đó được dùng trong quang hợp. Số năng lượng mất đi do ho hấp là
90%. Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng
được 2,5 kcal, sinh vật tiêu thụ cấp III sử dụng được 0,5 kcal.
a. Xác định sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật?
b. Xác định sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật?

c. Tính hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng?
Bài giải.
a. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô ở thực vật.
106 . 2,5% = 2,5 . 10
4 kcal
b. Sản lượng sơ cấp tinh ở thực vật.
2,5 . 10
4 . 10% = 2,5 .103 kcal
c. Hiệu suất sinh thái.
- ở sinh vật tiêu thụ cấp I: (25: 2,5 .10
3) . 100% = 1%
- ở sinh vật tiêu thụ cấp II: (2,5: 25) . 100% = 10%
- ở sinh vật tiêu thụ cấp III: (0,5: 2,5) . 100% = 20%.
Câu 2: Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh
thái?
Câu 3:Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài(
quá 6 mắc xích)?
Câu 4: Hãy mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh họa trong hình
45.4?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

Nội dung của hoạt động 5.
GV giao câu hỏi:
? Vì sao càng lên bậc dd cao hơn NL càng giảm dần? Nguyên nhân chính?
? Trong HST NL chủ yếu được lấy từ đâu? Lấy ntn? Vật chất được trao đổi ntn?
? Mỗi HS cần phải làm gì với biến đổi khí hậu ở địa phương nói riêng và toàn cầu
nói chung?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A.Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi
trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn,
nấm.
B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử
dụng trở lại.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo
nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao
hơn.
D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua
các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
D. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất
lớn.
Câu 3: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua
mỗi bậc dinh
dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.
B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).
Câu 4: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối
cùng đều
A. chuyển cho các sinh vật phân giải.
B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.
D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.
Câu 5: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
B. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng
tới môi trường.
C. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
D. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn
Câu 6: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất
qua
A. quá trình bài tiết các chất thải. B. quá trình sinh tổng hợp các chất.
C. hoạt động hô hấp. D. hoạt động quang hợp.
Câu 7: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi
trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 8: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn
đều được

A. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
không gian dưới dạng nhiệt.
B. giải phóng vào

 

C. trở lại môi trường ở dạng ban đầu.
giải.
D. tích tụ ở sinh vật phân

Câu 9: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng
cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng
lượng bị tiêu hao do

A. chất thải (phân động vật và chất bài tiết).
B. hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,…).
C. các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
D. hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
Câu 10: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một
chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật
tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật
tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và
giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần
lượt là:
A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống