Giáo án Sinh học 12 Chủ đề Cơ chế di truyền và biến dị mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 CHỦ ĐỀ QUY LUẬT GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ CHUỖI LƯỚI THỨC ĂN MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                  BÀI 47: CHỦ ĐỀ QUY LUẬT GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ CHUỔI LƯỚI THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.
- Trình bày được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa.
- Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.
- Phân biệt được các kiểu tháp sinh thái, nêu được ý nghĩa của các loại tháp sinh thái.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích tổng hợp, khái quát hóa.
3. Thái độ:
Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực hướng tới:
-
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK, Hình 43.1 - 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
2. Học sinh: Phần tự học GV đã hướng dẫn từ Bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Quan sát - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi
- Hoạt động nhóm.
2. Kỹ thuật dạy học:
-Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động/ Tạo tình huống:
GV yêu cầu HS tiếp tục khai thác ví dụ về hồ cá ở Bài trước: Chỉ ra mối quan hệ dinh dưỡng
giữa các loài trong hệ sinh thái.
HS phân tích ví dụ trả lời
Bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức hình thành
Hoạt động 1: Tìm hiểu về giới hạn
sinh thái và ổ sinh thái
GV: tổ chức hoạt động nhóm. Yêu cầu
các nhóm HS nghiên cứu hình 35.1 và
cho ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh
vật.
- Thế nào là giới hạn sinh thái?
- Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh
thái như thế nào? Nhiệt độ thuận lợi?
Điểm gây chết?
- Từ ví dụ trên hãy rút ra kết luận về giới
hạn sinh thái của mỗi sinh vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang
151, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện
kiến thức.
GV: Thế nào là ổ sinh thái? Nêu một số
ví dụ về ổ sinh thái.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang
152 và trả lời.
GV: Hướng dẫn học sinh về nhà đọc
thêm mục III: Sự thích nghi của sinh vật
với môi trường sống
I. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ
SINH THÁI.
1. Giới hạn sinh thái.
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác
định của một nhân tố sinh thái mà trong
khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát
triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân
tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo
cho sinh vật thực hiện các chức năng
sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu là khoảng các
nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt
động sinh lí của sinh vật.
2. Ổ sinh thái:
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà
ở đó những điều kiện môi trường qui
định sự tồn tại và phát triển không hạn
định của cá thể, của loài.
- VD: SGK.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức hình thành

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi vật
chất trong quần xã sinh.
GV tổ chức HS hoạt động các nhân.
GV: Cho VD HS quan sát tranh chuỗi
thức ăn -> Hãy co biết đặc điểm của mỗi
loài trong chuỗi thức ăn? Quan hệ của các
loài sinh vật trong chuỗi thức ăn?
Chuỗi thức ăn là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và liên hệ
thực tế để trả lời.
GV: Có mấy loại chuỗi thức ăn? VD
minh họa? Thành phần loài trong mỗi loại
chuỗi thức ăn? Tại sao chuỗi TĂ không
quá dài?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện
kiến thức.
GV: Yêu cầu học sinh viết các chuỗi thức
ăn có trong quần xã ở hình 43.1-trang
192.?
- Xác định các loài sinh vật có mặt trong
nhiều chuỗi TĂ? - Thế nào là lưới thức
ăn?
HS: Quan sát hình và thảo luận để thống
nhất ý kiến trả lời.
GV: - Thế nào là bậc dinh dưỡng?
II. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG
QUẦN XÃ SINH VẬT.
1. Chuỗi thức ăn
-
Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật
có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài là một
mắt xích sử dụng mắt xích phía trước làm
thức ăn và là thức ăn của mắt xích phía
sau.
VD:
+ Lúa Sâu ăn lá Nhái Rắn
Diều hâu
+ Chất mùn bã
Giun đất Cáo
- Các loại chuỗi thức ăn
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng SVSX:
Sinh vật tự dưỡng
động vật ăn sinh vật
tự dưỡng
động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật
phân giải: Sinh vật phân giải mùn bã hữu
ĐV ăn sinh vật phân giải ĐV ăn
động vật.
2. Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn
có các mắt xích chung.
- QXSV càng đa dạng về thành phần loài
lưới thức ăn càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Bậc dinh dưỡng: Tập hợp các loài sinh
vật có cùng mức dinh dưỡng trong lưới
TĂ.
- Trong lưới thức ăn có nhiều bậc dinh
dưỡng:

 

- Phân biệt các bậc dinh dưỡng trong lưới
TĂ?
- HS:Nghiên cứu hình 43.2, thảo luận trả
lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tháp sinh thái.
GV
yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời
hệ thống câu hỏi:
- So sánh độ lớn của các bậc dinh dưỡng?
- Tại sao độ lớn các bậc dinh dưỡng lại
không bằng nhau?
- Nguyên tắc và ý nghĩa của việc xây
dựng các tháp sinh thái?
- Có mấy loại tháp sinh thái? Phân biệt
các loại tháp sinh thái?
HS thảo luận nhóm và trả lời
GV nhận xét và hoàn thiện nội dung
Cấp 1 (SVSX) cấp 2 (SV tiêu thụ bậc
1)
cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2) ...
cấp n.
III. THÁP SINH THÁI.
- Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng
nhau. Độ lớn của các bậc dinh dưỡng
được xác định bằng số cá thể, sinh khối
hoặc năng lượng.
- Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật
xếp chồng lên nhau (mỗi hình là 1 bậc
dinh dưỡng), các hình chữ nhật có chiều
cao bằng nhau, chiều rộng khác nhau biểu
thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái: Tháp số lượng,
sinh khối và năng lượng (SGK).

3. Hoạt động luyện tập
- Kể tên các loài sinh vật trên đồng ruộng? Thiết lập chuỗi, lưới thức ăn từ VD?
- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 hệ sinh thái tự nhiên và 1 hệ sinh thái nhân tạo?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào Tôm Cá rô Chim bói cá. Trong chuỗi thức
ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3.
Câu 2: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường
vô sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật phân huỷ.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật tự dưỡng.
Câu 3: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều
A. chuyển cho các sinh vật phân giải. B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 6: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là
A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài Bài.
C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được.
D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1.Hướng dẫn bài cũ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Tìm hiểu, chuẩn bị nội dung bài “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển”.
+ Phân tích hình vẽ chu trình C, chu trình N: dạng vật chất từ môi trường tham gia vào chu
trình, con đường tham gia, con đường trở lại môi trường, dạng phân giải và lắng đọng?
+ Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước, giảm hiệu ứng nhà kính, cải tạo đất trồng?
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề Cơ chế di truyền và biến dị mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề Cơ chế di truyền và biến dị mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề Cơ chế di truyền và biến dị mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề Cơ chế di truyền và biến dị mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề Cơ chế di truyền và biến dị mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống