Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 42: HỆ SINH THÁI MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG IV : HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
BÀI 42: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái.
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Trình bày được vai trò của tưng thành phần của hệ sinh thái.
- Nêu được các kiểu hệ sinh thái : tự nhiên và nhân tạo.
- Phân biệt được hệ ssinh thái tự nhiên và nhân tạo.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về các sinh vật trên trái đất.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để
sử dụng trong Bài học
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống: Cho HST ruộng lúa từ đó rút ra Hệ sinh thái là
gì ? Đặc điểm của hệ sinh thái ? HS. Quan sát H42.1, đọc SGK thu thập thông tin, thảo luận và
thống nhất đáp án
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI, CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC
CỦA HỆ SINH THÁI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H42.1, đọc SGK, thảo luận các câu hỏi sau : - Nêu các thành phần của hệ sinh thái ? - Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ sinh thái ? - Hệ sinh thái là gì ? Đặc điểm của hệ sinh thái ? HS. Quan sát H42.1, đọc SGK thu thập thông tin, thảo luận và thống nhất đáp án GV. Tổ chức thảo luận và tổng kết. . GV. Quan sát H42.1, đọc SGK và trả lời câu hỏi sau : Nêu các thành phần của hệ sinh thái ? Vai trò của từng thành phần ? HS. Đọc SGK thu thâp thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. |
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Hệ sinh thái là một đợn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi chất và năng lượng giữa sinh vật với môi trường sống của chúng. II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI 1.Thành phần vô sinh (sinh cảnh): - Gồm : ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật. - Vai trò : Cung cấp các điều kiện sống cho quẫn xã. 2. Thành phần hữu sinh : |
- Sinh vật sản xuất : Chủ yếu là thực vật, VSV tự dưỡng. Vai trò : Cung cấp năng lượng cho toàn bộ sinh giới. - Sinh vật tự dưỡng : Đông vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. Vai trò : Cùng với thực vật tạo sinh khối cho hệ sinh thái. - Sinh vật phân giải : Vi khuẩn, nấm,… Vai trò : Phân giải xác động thực vật, chất thải của động vật chất vô cơ. |
Hoạt Động 2: CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H42.2-3, đọc SGK, thu thập thông tin và trả lời các câu hỏi sau : - Nêu các hệ sinh thái trên cạn ? Phân biệt hệ sinh thái rừng nhiệt đới và hệ sinh thái thảo nguyên ? - Nêu các hệ sinh thái dưới nước ? - Trình bày điểm giống và khác của hệ sinh thái nhân tạo đối với hệ sinh thái tự nhiên ? HS. Quan sát H42.2-3, đọc SGK, thu thập thông tin của giáo viên và trả lời câu hỏi. GV. Chỉnh lí và kết luận. |
III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT Chia làm các nhóm: 1. Hệ sinh thái tự nhiên: a. Các hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, sa mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên … b. Các hệ sinh thái dưới nước: - Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ) - Các hệ sinh thái nước ngọt: + Các hệ sinh thái nước đứng. + Các hệ sinh thái nước chảy. 2. Các hệ sinh thái nhân tạo: - Giống hệ sinh thái tự nhiên: nguồn năng lượng sử dụng từ thiên nhiên. - Khác: có sự tác động của con người cung cấp thêm vật chất và năng lượng khác và các biện pháp cải tạo hệ sinh thái. |
. | Ví dụ: - Hệ sinh thái nông nghiệp. - Hệ sinh thái rừng trồng. - Hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. |
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1 [485238]: Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh
thái?
A.Sinh vật tự dưỡng. C.Động vật bậc thấp, vi sinh vật. |
B. Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật. D. Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn. |
Câu 2 [467376]: 1 hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống vì: | |
A.Nó gồm các cơ thể sống C.Nó có cấu trúc của 1 hệ sống Câu 3 [485574]: Cho các thành phần: I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ. II. Điều kiện khí hậu |
B. Nó có chu trình sinh học hoàn chỉnh D. Nó có trao đổi chất và năng lượng |
III. Sinh vật sản xuất.
IV. . Sinh vật phân giải
V. Sinh vật tiêu thụ
Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm:
A. I, III, IV, V. C.I, II, III, IV, V. |
B. I, II, III, V. D. II, III, IV, V. |
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Câu 1 [490820]: Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái:
(1) Những hệ sinh thái có sinh khối của sinh vật cung cấp nhỏ, chu kì sống ngắn thì tháp có dạng tháp mất
cân đối.
(2) Hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
(3) Hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu chịu tác động của điều kiện tự nhiên, không liên quan gì
đến vai trò của con người.
(4) Hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất kinh tế cao hơn năng suất kinh tế của hệ sinh thái tự
nhiên.
(5) Sinh vật sống ở hệ sinh thái nước đứng có nhu cầu ôxi cao hơn sinh vật sống ở hệ sinh thái nước
chảy.
(6) Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường có nhiều mắt xích hơn chuỗi thức ăn
của hệ sinh thái trên cạn.
Số phát biểu đúng là
A.2. C.4. |
B. 3. D. 5. |
Câu 2 [478799]: Cho các phát biểu sau:
1. Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong lấy mật đồng thời là ứng dụng của quan hệ
hợp tác.
2. Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ
đậu.
3. Mô hình "Trồng rau sạch trong thùng xốp có đất" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các
loài.
4. Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế -
cảm nhiễm trong nông nghiệp.
5. Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thủy sản
người ta thường nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
6. Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện phát sinh học không gây
ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A.5. C.3. V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC : |
B. 6. D. 4. |
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Đọc trước bài 43 và trả lời các câu hỏi sau :
- Lưới thức ăn là gì ? chuỗi thức ăn là gì ?
- Tháp sinh thái là gì ?