Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất

Tải xuống 8 1.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                          BÀI 42: HỆ SINH THÁI
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1:
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, Làm
việc với SGK, tài liệu khác
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: + HS phân tích được VD từ hình ảnh GV đưa ra.
Nội dung của hoạt động 1 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu về 1 ao nuôi cá và nêu câu hỏi
: ?
Em hãy cho biết trong ao có những QT
SV nào đang sinh sống và giữa chúng có
mối quan hệ với nhau hay không.
? Ngoài các quần thể sinh vật trên, ở ao còn
có những nhân tố vô sinh nào ảnh hưởng
đến các quần thể đó.
GV tập hợp các thành phần cấu trúc trên
vào 1 sơ đồ câm và nêu câu hỏi:
? Hãy điền mũi tên vào sơ đồ và giải thích
chiều mũi tên.
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận

 

Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS và kết luận:
Các đặc điểm nêu trên chính là HST.
Vậy HST là gì? Đặc điểm của
HST?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Hệ sinh thái
(1) Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thái.
- Lấy được ví dụ minh họa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh , thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:+ Khái niệm hệ sinh thái.
+ Lấy được ví dụ minh họa.
Nội dung của hoạt động 2

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? KN + VD, đặc điểm HST?
? Tại sao nói HST là 1 hệ thống SH hoàn
chỉnh và tương đối ổn định?
? HST là hệ thống mở hay kín? Giải thích?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức
I. Khái niệm hệ sinh thái :
- KN: HST bao gồm quẫn xã SV và sinh cảnh của qx (mt vô cơ của qx), trong đó

các SV t/đ qua lại với nhau và với các tp của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa
hóa. Nhờ đó, HST là 1 hệ thống SH hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- VD: HST ao hồ, đồng ruộng, rừng……
- Đặc điểm: Trong HST, trao đổi chất và NL giữa các SV trong nội bộ qx và
giữa qx <–> sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống.
- Kích thước: rất đa dạng: 1 HST nhỏ như giọt nước ao, một bể cá cảnh... hay lớn
nhất là Trái Đất
Hoạt động 3: Các thành phần cấu trúc của HST
(1) Mục tiêu:
- Nêu được các thành phần cấu trúc của HST.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Nêu được các thành phần cấu trúc của HST gồm 2 thành phần:
Thành phần vô sinh ( sinh cảnh )và Thành phần hữu sinh (qx SV ):
Nội dung của hoạt động 3:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Trình bày các tp cấu trúc của HST? Phân
biệt? VD?
? Mặt trăng có phải là 1 HST không.
? Một giọt nước lấy từ ao hồ có thể được
coi là 1 hệ sinh thái không.
? Vườn trường có phải là 1 hệ sinh thái
không. Tại sao?.
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.

 

Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện
nội dung.

Chuẩn kiến thức
II. Các tp cấu trúc của HST:
Gồm 2
thành phần:
1. Thành phần vô sinh ( sinh cảnh ):
- Chất vô cơ và các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng)
- Chất hữu cơ (xác, chất thải SV trong mt.)
2. Thành phần hữu sinh (qx SV ):
Tùy theo chức năng dinh dưỡng -> 3 nhóm:
+ SV SX: Sinh vật có KN sử dụng NLAS mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu
cơ gồm: Thực vật (chủ yếu) và một số sinh vật tự dưỡng khác.
+ SV tiêu thụ: ĐV ăn thực vật và ĐV ăn ĐV
+ SV phân giải: VK, nấm và 1 số loài ĐV không xương sống ( như giun đất, sâu
bọ,...) chúng phân giải xác chết và các chất thải của SV thành các chất vô cơ để trả
lại mt.
Hoạt động 4: Các kiểu HST chủ yếu trên trái đất:
(1) Mục tiêu:
- Nêu được các kiểu HST chủ yếu trên trái đất:.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: - Nêu được các kiểu HST chủ yếu trên trái đất:
HST tự nhiên và
HST nhân tạo:
Nội dung của hoạt động 4:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Trình bày các kiểu HST chủ yếu trên TĐ? HS suy nghĩ trả lời.

 

VD?
? Con người có vai trò ntn đ/v HST tự nhiên
và HST nhân tạo?
? Nêu VD về HST nhân tạo. Nêu các tp của
HST đó và biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng HST?
? Con người đã t/đ ntn lên các HST trên
TĐ? Và chiều hướng diễn biến của các
HST ngày nay?
? Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải làm
gì để bv mt thiên nhiên trên TĐ này?
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
Gợi ý, hướng dẫn HS(nâng cao ý thức bv
mt tự nhiên cho HS)
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời.
Cá nhân trả lời.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức
III. Các kiểu HST chủ yếu trên TĐ:
1. HST tự nhiên:
a. HST trên cạn:
rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên...
b. HST dưới nước:
- HST nước mặn: rừng ngập mặn, cỏ biển,...
- HST nước ngọt
+ HST nước đứng: ao, hồ...
+ HST nước chảy: sộng, suối....
2. HST nhân tạo: ( trên cạn, dưới nước): rừng trồng, hồ nước, đồng ruộng, thành
phố...

=> Con người đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các HST tự
nhiên và XD các HST nhân tạo.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: (Luyện tập): Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
hệ sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1:Thế nào là một hệ sinh thái?Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của
một tổ chức sống?
Câu 2: Lấy VD về một HST trên cạn và một HST dưới nước, phân tích thành phần
cấu trúc của các HST đó?
Câu 3: So sánh HST tự nhiên và HST nhân tạo?
Câu 4: Con người đã t/đ ntn lên các HST trên TĐ? Và chiều hướng diễn biến của
các HST ngày nay?
Nội dung của hoạt động 5

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Nội dung của hoạt động 6.
GV giao câu hỏi:
? HST là gì? Các tp cấu trúc nào cấu trúc nên HST?
? Vì sao nói HST là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định ?
? Hãy dẫn chứng HST biểu hiện chức năng của tổ chức sống?
? HST và quần xã là 1 hay là 2 KN khác nhau? Vì sao?
? HST gồm những thành phần nào ?
? Con người có vai trò ntn đ/v HST tự nhiên và HST nhân tạo?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một
hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
B. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.
C. Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
D. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
Câu 2: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối
cùng đều
A. chuyển cho các sinh vật phân giải.
B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.
D. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.
Câu 3 Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm
một phần vật chất và có số lượng hạn chế là đặc điểm của HST:
A. biển B. Thành phố C. Rừng mưa nhiệt đới D. Nông
nghiệp
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh
thái tự nhiên là ở chỗ:
A.Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B.Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C.Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung
năng lượng cho chúng.
D. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều
chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 4: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A.Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật
tự dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm
hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có
thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở
đầu bằng sinh vật sản xuất.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống