27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái

Tải xuống 14 5.6 K 77

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 35: Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 14 trang gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học lớp 12 Bài 35: Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án: Giới hạn sinh thái (ảnh 1)

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12
BÀI 35: GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI
 

Câu 1: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của
sinh vật bị ức chế
D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.
Đáp án:
Các ý đúng là A,B,C .
D sai vì mỗi một loài sinh vật khác nhau sẽ tồn tại trong các ổ sinh thái khác nhau
và thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên giới hạn sinh thái ở các loài
khác nhau là khác nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Khi nói về giới hạn sinh thái có các phát biểu sau:
1. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các
hoạt động sinh lí của sinh vật.
2. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thê tồn tại được.
3. Trong khoảng chống chịu, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
4. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là khác nhau.
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Đáp án:
Các phát biểu đúng là : (2),(4)
Ý (1), (3) sai vì trong khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái mà sinh
vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 3: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
A. Cá
B. Lưỡng cư.
C. Bò sát.
D. Thú.
Đáp án:
Trong 4 nhóm sinh vật trên thì chỉ có thú là động vật hằng nhiệt, chúng có thân
nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên có giới hạn sinh thái và phân
bố rộng nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
A. Cá
B. Ốc.
C. Lưỡng cư.
D. Chim.
Đáp án:
Trong 4 nhóm sinh vật trên thì chỉ có chim là động vật hằng nhiệt, chúng có thân
nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên có giới hạn sinh thái và phân
bố rộng nhất.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 5: Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam,
người ta thu được bảng số liệu sau:
 

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án: Giới hạn sinh thái (ảnh 1)

Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng
hơn
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn
Đáp án:
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn 2 -
44
oC so với 5,6 - 42oC
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái
chúng có vùng phân bố
A. Hạn chế.
B. Rộng
C. Vừa phải
D. Hẹp.
Đáp án:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có
vùng phân bố rộng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Cho các khẳng đính sau đây, có bao nhiêu khẳng đinh đúng?
(1) Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự
cạnh tranh giữa các loài với nhau.

(2) Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có
thể không xảy ra cạnh tranh.
(3) Những loài có ổ sinh giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng
mạnh.
(4) Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ
sinh thái khác nhau.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Đáp án:
Các khẳng định đúng là (1), (3), (4)
(2) sai, Những loài có ổ sinh thái không giao nhau → không cạnh tranh
Những loài có ổ sinh thái giao nhau → cạnh tranh, sự trùng lặp trong ổ sinh thía
càng lớn thì sự cạnh tranh giữa các các thể trong quần thể càng gay gắt.
Đáp án cần chọn là: C
 

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về ổ sinh thái?
A. Các loài có ổ sinh thái giao nhau càng nhiều thì càng dễ sống chung với
nhau.
B. Ổ sinh thái là nơi cư trú của một loài xác định.
C. Số lượng loài càng lớn thì ổ sinh thái của mỗi loài càng có xu hướng được
mở rộng.
D. Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau.
Đáp án:
Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Cho các nhận định về ổ sinh thái:
(1) Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

(2) Ổ sinh thái đặc trưng cho loài
(3) Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì
chúng có xu hướng phân ly ổ sinh thái.
(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về
dinh dưỡng.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng ?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Đáp án:
Các nhận định đúng về ổ sinh thái là: (2),(3),(4)
Ý (1) sai vì ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” (hay không gian
đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn
sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 10: Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,60C. Trong điều
kiện nắng ấm của miền Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình
sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong năm thấp hơn miền nam
là 4,80C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày,
cho các nhận xét sau:
1. Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày
2. Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6 độ C
3. Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 độ C
4. Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ.
5. Số thế hệ sâu trung bình ở miền nam là 7 thế hệ
Số nhận xét đúng là:

A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Đáp án:
Đặt lượng nhiệt trung bình miền Nam là x
→ Lượng nhiệt trung bình miền Bắc là x – 4,8
Tổng lượng nhiệt mà sâu cần trong toàn bộ chu trình phát triển là :
56.(x – 9,6) = 80.(x – 4,8 – 9,6)
Giải ra, x = 25,6
Vậy nhiệt độ trung bình miền Nam là 25,6
oC
Nhiệt độ trung bình miền Bắc là 20,8
oC
1, Tổng nhiệt hữu hiệu là : (25,6 – 9,6)x56 = 896
oC
2 sai
3 đúng
4 số thế hệ sâu trung bình ở miền Bắc là 365/80 = 5 thế hệ
5 số thế hệ sâu trung bình ở miền Nam là 365/56 = 7 thế hệ
Vậy các nhận xét đúng là (1) (3) (5)
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 11: Loài sâu có tổng nhiệt hữu hiệu là 560 độ C/ngày, có ngưỡng nhiệt phát
triển là 100C, nhiệt trung bình của mà hè là 300C thì số ngày trung bình của
một thế hệ là:
A. 18 ngày
B. 8 ngày
C. 38 ngày.
D. 28 ngày.

Đáp án:
Từ công thức tổng nhiệt hữu hiệu là S = (T – C ).N, ta có:
560 = (30-10).N
→ N = 28 ngày
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 12: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những
hoạt động nào sau đây:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.
A. (1), (3), (4) .
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Đáp án:
Con người ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động : (1) , (3) ,
(4)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng
đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. giới hạn sinh thái
B. môi trường.
C. ổ sinh thái.
D. khoảng thuận lợi.
Đáp án:
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có
thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn sinh thái.
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 14: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối
vối cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. ổ sinh thái.
C. giới hạn sinh thái.
D. khoảng thuận lợi.
Đáp án:
Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối vối cơ thể
sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là khoảng chống chịu.
Phân biệt với “Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng
đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là giới hạn
sinh thái”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến
420C. nhận định nào sau đây không đúng ?
A. 42oC là giới hạn trên
B. 42
oC là giới hạn dưới
C. 42
oC là điểm gây chết
D. 5,6
oC là điểm gây chết
Đáp án:
42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 16: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến
420C. nhận định nào sau đây đúng ?
A. 42oC là giới hạn dưới
B. 5,6-42oC là khoảng thuận lợi
C. 5,6-42
oC là khoảng chống chịu
D. 5,6
oC là điểm gây chết
Đáp án:
A sai, 42oC là giới hạn trên trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
B, C sai, 5,6-42
oC là giới hạn sinh thái.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái
chúng có vùng phân bố
A. phổ biến.
B. rộng.
C. vừa phải.
D. hẹp.
Đáp án:
Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng
phân bố hẹp.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 18: Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã
là:
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B. Mỗi loài cư trú ở một vị trí khác nhau trong không gian
C. Phân chia thời gian kiếm ăn khác nhau trong ngày
D. Mức độ cạnh tranh khác loài.
Đáp án:
Nguyên nhân dẫn tới sự phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
Xảy ra sự cạnh tranh khác loài. Dẫn đến các loài phải thu hẹp ổ sinh thái của mình
lại để giảm sự cạnh tranh xuống mức có thể chấp nhận được
Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B. cạnh tranh khác loài.
C. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
D. mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
Đáp án:
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loại gần nhau về nguồn gốc và có
chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loại sẽ làm chúng có xu hướng phân li
ổ sinh thái
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh
tranh giữa các loài
A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng
mạnh
B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu
C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau
D. Những loại có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng
yếu
Đáp án:
Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh,
không phải càng yếu
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 21: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những
hoạt động nào sau đây:
A. Trồng cây xen xanh.
B. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau.
C. Nuôi các loài động vật cùng với các loài là thức ăn của nó.
D. Cả A, B, C.
Đáp án:
Con người ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động : A, B, C.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Nhận định nào là đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở rừng mưa
nhiệt đới?
A. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ cao
B. Có ổ sinh thái rộng, mật độ thấp.
C. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ thấp.
D. Có ổ sinh thái rộng, mất độ cao
Đáp án:
Rừng mưa nhiệt đới bao gồm nhiều loại động thực vật, do đó mật độ của các loại là
cao, ổ sinh thái của mỗi loài phải thu hẹp lại, để giảm bớt sự cạnh tranh.
B, C, D sai
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 23: Nhận định nào là đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở sa mạc ?
A. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ cao
B. Có ổ sinh thái rộng, mật độ thấp
C. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ thấp
D. Có ổ sinh thái rộng, mất độ cao
Đáp án:
Sa mạc bao gồm một loại động thực vật có khả thích nghi cao, do đó mật độ của
các loại là thấp, do đó ổ sinh thái của mỗi loại mở rộng, để tăng cường khả năng
sống sót, tìm kiếm thức ăn.
A, C, D sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Ổ sinh thái của một loài là "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân
tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn
tại và phát triển.

2. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các
các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
3. Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc
chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn.
4. Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái
dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Đáp án:
Ý 3 sai vì các loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh có thể có ổ sinh thái về
nhiệt độ khác nhau
Ý 4 sai vì các loài chim sống cùng trên 1 cây có thể có ổ sinh thái khác nhau nên ổ
sinh thái dinh dưỡng là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái?
A. Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường
nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
B. Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có
thể sống chung được với nhau trong một khu vực mà không dẫn đến cạnh
tranh quá gay gắt.
C. Mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng, nên khi nuôi chung một ao sẽ tăng mức
độ cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến giảm năng suất.
D. Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
Đáp án:
Phát biểu không đúng là C
Mỗi loài cá có ở sinh thái riêng, do đó giữa chúng không xảy ra cạnh tranh gay
gắt, những loài cá có ổ sinh thái riêng thì nên nuôi phối hợp thì có thể tận dụng tối
đa nguồn sống mà môi trường cung cấp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng,
mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với
nhau.
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.
D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
Đáp án:
Trong một ao, người ta có thể kết hợp được nhiều loại cá trên vì mỗi loài có một ổ
sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
Qua đó có thể tận dụng được tối đa nguồn sống của ao (tầng nổi, tầng giữa, tầng
đáy) , có hiệu quả kinh tế lớn
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 27: Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động
vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản
bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy ra khi các
con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?
A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
C. Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp.
D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.
Đáp án:
Khi các con chim đó rời đồng cỏ thì các loài bướm được tự do hút mật trên các hoa
màu trắng ổ sinh thái của loài bướm được mở rộng
Đáp án cần chọn là: B
 

Xem thêm
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 1)
Trang 1
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 2)
Trang 2
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 3)
Trang 3
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 4)
Trang 4
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 5)
Trang 5
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 6)
Trang 6
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 7)
Trang 7
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 8)
Trang 8
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 9)
Trang 9
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 có đáp án 2023: Giới hạn sinh thái (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống