Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái tổng hợp hiện đại đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 45 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái và 85 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái môn Sinh học lớp 12 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Sinh học lớp 12.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
SINH HỌC 12 BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Phần 1: Lý thuyết Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Định nghĩa:
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại với sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.
2. Phân loại
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm:
* Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật.
* Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái của 1 loài là 1 không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong 1 giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.
+ Ổ sinh thái tầng cây, ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái thời gian hoạt động…
+ Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi … của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái khác nhau
+ Thời gian hoạt động kiếm mồi, sinh sản, … là ổ sinh thái về thời gian sống của loài đó
- Việc phân hoá thành các ổ sinh thái khác nhau là do mỗi loài sinh vật thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, sự phân hoá còn giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng tốt nguồn sống
1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
- Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và hoạt động sinh lý
- Một số đặc điểm thích nghi với môi trường chiếu sáng khác nhau của cây ưa sáng và cây ưa bóng
CÂY ƯA SÁNG | CÂY ƯA BÓNG |
Thân cao thẳng giúp cây vươn cao lên tầng trên cao có nhiều ánh sáng | Thân nhỏ, mọc dưới bóng của các cây khác |
Lá màu nhạt. Phiến lá dày có nhiều lớp tế bào mô giậu, hạt lục lạp nằm sâu trong lớp tế bào mô giậu để tránh bị đốt nóng. | Lá màu sẫm, to giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu |
- Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao.
- Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm:
+ Nhóm hoạt động ban ngày: gà, chim, người…
+ Nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo, hổ …
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
- Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
a. Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt. Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới
b. Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.
Phần 2: 85 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 23 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
A/ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là
A. Trên cạn
B. Sinh vật
C. Đất
D. Nước
Đáp án:
Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là ở nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:
A. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
C. Nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước.
D. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.
Đáp án:
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Các nhân tố sinh thái bao gồm:
A. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.
C. Nhóm nhân tố si nh thái hữu sinh.
D. Cả B và C.
Đáp án:
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là: vô sinh và hữu sinh
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh tác động lên sinh vật:
A. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
B. Là các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
C. Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
D. Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể.
Đáp án:
Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh là nhân tố mà tác động lên sinh vật:
A. bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
B. không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
C. không liên quan đến khí hậu, thời tiết…
D. phụ thuộc vào mật độ quần thể..
Đáp án:
Nhân tố sinh thái vô sinh là: các nhân tố sinh thái mà tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Môi trường sống của sinh vật gồm có:
A. Đất-nước-không khí
B. Đất-nước-không khí-sinh vật
C. Đất-nước-không khí-trên cạn
D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật
Đáp án:
Môi trường sống của sinh vật gồm có đất-nước-trên cạn-sinh vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo những kiểu nào sau đây?
I. Đặc trưng và không đặc trưng
II. Tự nhiên và nhân tạo
III. Đất, nước, trên cạn và sinh vật
IV. Tự nhiên và xã hội
V. Vô sinh và hữu sinh
A. I, II.
B. II, III.
C. III, IV.
D. III, V.
Đáp án:
Môi trường sống của sinh vật được phân chia theo: III và V
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là
A. Nước có nhiều khoáng hơn đất.
B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.
C. Nồng độ ôxi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
Đáp án:
Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Điểm khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn nào sau đây là đúng?
A. Khoáng chất ở trên cạn nhiều hơn dưới nước.
B. Ánh sáng dưới nước nhiều hơn ở trên cạn.
C. Nhiệt độ trên cạn luôn cao hơn dưới nước.
D. Nồng độ oxy dưới nước thấp hơn trên cạn.
Đáp án:
Nồng độ ôxi ở môi trường cạn là 21% cao hơn ở môi trường nước. Trường hợp bình thường, lượng oxy hòa tan bão hòa có trong nước ngọt chỉ tương đương với 1/20 hàm lượng khí oxy có trong không khí, trong nước mặn chiếm tỉ lệ càng ít.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nito, chúng có môi trường sống là
A. Trên cạn
B. Sinh vật
C. Đất
D. Nước
Đáp án:
Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật
B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật
C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Đáp án:
Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Quan hệ cộng sinh.
B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
D. Nhiệt độ môi trường.
Đáp án:
Xem lý thuyết Khái niệm các nhân tố sinh thái
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Đáp án:
Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể?
(1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.
(2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.
(3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
(4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
(5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đáp án:
Các nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể là (1) (2) (3) (4)
Các nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể là (5).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm
A. Thực vật, động vật và con người.
B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
Đáp án:
Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
Đáp án cần chọn là: D