Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm : Mật độ cá thể, phân bố, tỉ lệ giới tính và nhóm tuổi của quần thể
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm : Mật độ cá thể, phân bố, tỉ lệ giới tính và
nhóm tuổi của quần thể
2. Kĩ năng.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: - HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để
sử dụng trong Bài học
2. Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh H37.1-3. bảng 37.1-2 để sử dụng trong Bài học
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các quần thể cùng loài ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: TỈ LỆ GIỚI TÍNH, NHÓM TUỔI, SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ,
MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành 37.1 HS. Thảo luận, thống nhất đáp án. GV. Chỉnh lí và tiếp tục nêu câu hỏi : - Tỉ lệ giới tính là gì ? - Các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính ? - Nghiên cứu tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong chăn nuôi ? HS. Dựa vào bảng 37.1 để trả lời câu hỏi của giáo viên GV. Tổng kết. GV: Yêu cầu học sinh quan sát H37.1, trả lời câu hỏi ở mục lệnh HS. Thảo luận, thống nhất đáp án. GV. Chỉnh lí và tiếp tục nêu câu hỏi : - Tỉ lệ các nhóm tuổi phụ thuộc vào các yếu tố nào ? HS. Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi của giáo viên GV. Chỉnh lí và tiếp tục nêu câu hỏi : |
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. - Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. - Các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính: + Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực vá cái. + Điều kiện môi trường sống. + Đặc điểm sinh sản của loài. + Đặc điểm sinh lí và tập tính của loài. + Điều kiện dinh dưỡng của cá thể…. - Ý nghĩa: Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, giúp con người tính toán tỉ lệ đực, cái phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. II. NHÓM TUỔI - Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. - Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. VD: khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít => nghề cá chưa |
Dựa vào H37.2, hãy cho biết : Sự khai thác ở các trường hợp A,B,C ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của quần thể ? HS. Quan sát H37.2 thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. |
khai thác hết tiềm năng cho phép. Nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít => nghề cá đã khai thác quá mức, nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn thì quần thể có thể bị suy kiệt. |
B. Hoạt Động 2
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H37.3 và bảng 37.2, trả lời các câu hỏi sau : - Có các kiểu phân bố nào của quần thể ? - Đặc điểm của các kiểu phân bố ? HS. Quan sát H37.1 và bảng 37.2 thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Chỉnh lí và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau : - Quần thể là gì ? Ví dụ ? - Khi mật độ quá cao hoặc quá thấp thì ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại và phát triển của quần thể ? HS. Đọc SGK, thu thập thông tin, thảo luận và thống nhất đáp án, trả lời câu hỏi của giáo viên GV. Chỉnh lí và kết luận. |
III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Có 3 kiểu phân bố cá thể: - Phân bố theo nhóm - Phân bố đồng đều - Phân bố ngẫu nhiên IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ: - Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể. VD: Mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi - Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. |
3. Hoạt động luyện tập
Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu tỉ lệ giới tính ở vật nuôi ?
- Mật độ quần thể ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của quần thể ?
4. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật?
A. Loài ưu thế. B. Loài đặc trưng. C. Mật độ. D. Độ đa dạng.
Câu 2: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ?
A. Tỉ lệ các nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Đa dạng loài.
Câu 3: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi (trước sinh sản, đang sinh sản, và sau sinh sản) có
thể bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. đang sinh sản. B. trước sinh sản và sau sinh sản.
C. trước sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản.
Câu 4: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh sản. C. tuổi sinh lí. D. tuổi quần thể.
Câu 5: Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có kiểu phân bố
A. theo nhóm. B. đồng đều. C. ngẫu nhiên. D. riêng lẽ.
Câu 6: Khi nguồn thức ăn phân bố không đều, các cá thể của một loài động vật hoang dại có xu
hướng phân bố
A. ngẫu nhiên. B. đều.
C. theo nhóm. D. thưa dần từ nguồn thức ăn chính.
Câu 7: Sự phân bố các cá thể trong quần thể giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng
trong môi trường là sự
A. phân bố theo nhóm.
B. phân bố đồng đều.
C. phân bố ngẫu nhiên.
D. phân bố theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.
Câu 8: Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể tạo điều kiện cho các cá thể hổ trợ lẫn nhau
chống lại điều kiện bất lợi của môi trường?
A. Phân bố đồng đều và ngẫu nhiên. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều.
Câu 9: Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể góp phần làm giảm mức độ cạnh tranh gay
gắt giữa các cá thể?
A. Phân bố đồng đều và phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều.
C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 10: Các cá thể trong quần thể có hình thức phân bố đồng đều, hình thức này có ý nghĩa sinh
thái là
A. các cá thể trong quần thể hổ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường sống
xung quanh.
B. các cá thể tận dụng được nhiều nguồn thức ăn từ môi trường.
C. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
Câu 11: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không
có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện
bất lợi của môi trường.
Câu 12: Số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. mật độ cá thể của quần thể. B. trạng thái cân bằng của quần thể.
C. kích thước của quần thể. D. tăng trưởng của quần thể.
Câu 13: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Câu 14: Giới hạn cuối cùng về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt tới, được gọi là kích thước
A. tối thiểu. B. trung bình. C. tối đa. D. của quần thể.
Câu 15: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là
A. kích thước trung bình của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. mật độ của của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể.
Câu 16: Giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng
cung cấp nguồn sống của môi trường, gọi là
A. Kích thước trung bình của quần thể. B. Kích thước tối thiểu của quần thể.
C. Mật độ của quần thể. D. Kích thước tối đa của quần thể.
5. Hoạt động mở rộng
Câu 1. Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật
Câu 2. Tên của 3 dạng tháp tuổi và các dạng nhóm tuổi trong mỗi tháp ở hình 37.1 SGK. Ý nghĩa
sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
Câu 3. Điều gì xảy ra với quần thể cá lóc khi nuôi trong ao với mật độ cá thể tăng quá cao?
Câu 4. Quần thể được chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có
thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?
Câu 5. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân
bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Đọc trước bài 38 và trả lời câu hỏi :
- Giải thích các khái niêm : mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư
- Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư ảnh hưởng như thế nào đến
kích thước quần thể ?