Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất

Tải xuống 10 1.7 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tuần soạn: Tuần 28
Tuần dạy: Tuần 28,29,30,31,32 ( Tiết KHDH :47,48,49,50,51)
Thời lượng: 5tiết
A. TÊN CHỦ ĐỀ: HỆ SINH THÁI , SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề này gồm 5 bài trong chương III, thuộc phần 7 SINH THÁI HỌC – Sinh
học 12CB
Bài 42. Hệ sinh thái.
Bài 43.Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
Bài 44. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển.
Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
Bài 46. Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
2. Mạch kiến thức của chủ đề
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Hệ sinh thái và các dạng tài nguyên thiên nhiên:
a. HST: KN, các thành phần cấu trúc, các kiểu HST chủ yếu trên TĐ
b. Sinh quyển
c. Các dạng tài nguyên thiên nhiên
2.1.2. Trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã của HST
a. Trao đổi vật chất trong quần xã
b. Tháp sinh thái
2.1.3. Dòng năng lượng trong HST và hiệu suất sinh thái
2.2 Vận dụng vào thực tiễn
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên. Khai thác tài nguyên hợp lí và bảo vệ môi
trường phát triển bền vững.
- Tình hình tài nguyên thiên trên thế giới và ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân,
hậu quả, biện pháp.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ ST (tự nhiên và
nhân tạo ).
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích ) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.
- Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được chu trình sinh địa hóa :
Nước, các bon.
- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học chính trên Trái Đất ( trên cạn và
dưới nước ). - Trình bày được quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái
(dòng năng lượng)
- Nêu được hiệu suất sinh thái và cách tính hiệu suất sinh thái.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp
- Kĩ năng: biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.
- Đề xuất 1 vài giải pháp bv mt ở địa phương
- Phát triển năng lực qs, tư duy trừu tượng, phân tích, so sánh, khái quát hóa
- KNS:
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận
trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
+ Kĩ năng tư duy phê phán những hành động của con người làm tăng nồng độ
khí CO2 trong khí quyển, làm ảnh hưởng xấu đến chu trình nước trong tự nhiên, gây
nên lũ lụt và hạn hán hoặc làm ô nhiễm nguồn nước...
+ Kĩ năng ra quyến định hành động góp phần sử dụng hợp lí TNTN, góp phần
giảm thiểu khí CO2 trong khí quyển, bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm, bảo
vệ các khu SH ở địa phương ( nếu có).
+ Tìm hiểu 1 số dẫn liệu thực tế về bv mt và sử dụng tài nguyên k hợp lí ở địa
phương

+ Đề xuất 1 vài giải pháp bv mt ở địa phương.
+ Kĩ năng viết báo cáo khoa học.
3. Thái độ:
- Có ý thức, hành động BVMT, bảo vệ tài nguyên rừng, ĐV, TV.
- Hình thành hành vi và thái độ tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp,
làm trong sạch bầu khí quyển.
- Giải thích được nguyên nhân của 1 số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Yêu thích nghiên cứu sinh thái học
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- KN HST, các thành phần của HST, Phân biệt HST tự nhiên và HST nhân tạo, nêu
VD 1 số HST tự nhiên trên cạn và dưới nước chủ yếu, VD về HST nhân tạo.
- KN chuỗi, lưới thức ăn; phân biệt 2 loại chuỗi thức ăn
- KN bậc dinh dưỡng, tháp sinh thái
- KN chu trình sinh địa hóa, chu trình sinh địa hóa cacbon, ni tơ, nước trong tự
nhiên
- KN sinh quyển, kể tên, vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước
- Mô tả dòng năng lượng trong HST, hiệu suất ST, giải thích được sự tiêu hao NL
ở mỗi bậc dinh dưỡng
- Các dạng tài nguyên thien nhiên chủ yếu, Các biện pháp sử dụng có hiệu quả tài
nguyên trên, Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm và vai trò của giáo dục về môi
trường trong bv mt sống của con người và SV.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực tự
học:
Xây dựng được kế hoạch học tập

 

2 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Quan sát bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, video
- Mô tả (bằng ngôn ngữ nói hoặc bằng cách lập sơ đồ):
+ Các KN
+ Mô tả chu trình sinh địa hóa các chất trong tự nhiên, vai trò
+ Tính hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng, giải
thích được sự tiêu hao NL ở mỗi bậc dinh dưỡng
3 Năng lực thu
nhận và xử lí
thông tin
Đọc hiểu thông tin trong tài liệu (chữ, hình ảnh, sơ đồ,...) ->
phát biểu được:
+ Các KN, VD
+ Phân biệt: các nhóm sinh vật trong HST, HST tự nhiên và
HST nhân tạo + VD, 2 loại chuỗi thức ăn + VD, chuỗi và lưới
thức ăn + VD, các loại tháp sinh thái, dòng NL và chu trình
chuyển hóa vật chất, các dạng tài nguyên thiên nhiên
+ Cấu trúc của HST, các kiểu HST
+ Chuyển hóa vật chất và NL trong HST: chuỗi – lưới thức
ăn, chu trình sinh địa hóa
4 Năng lực tìm tòi
khám phá và
nghiên cứu KH
- Nhận biết, giải thích 1 số hiện tượng trong tự nhiên
- Xử lí và trình bày số liệu gồm vẽ sơ đồ chuỗi, nhánh....về
quan hệ dinh dưỡng trong HST, xây dựng tháp sinh thái, sơ đồ
tuần hoàn các chất,…
5 Năng lực tính
toán
Số lượng cá thể -> tháp sinh thái
- Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng
6 Năng lực tư duy - Phân tích cấu trúc HST -> phân biệt với các tổ chức dưới:
quần xã, quần thể, cá thể
- Phân biệt: các nhóm sinh vật trong HST, HST tự nhiên và
HST nhân tạo, chuỗi và lưới thức ăn, các loại tháp sinh thái,
dòng NL và chu trình chuyển hóa vật chất, các dạng tài nguyên
thiên nhiên (thực trạng, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ, giải
pháp khắc phục hậu quả.....)
- Giải thích được sự tiêu hao NL ở mỗi bậc dinh dưỡng

 

7 Năng lực ngôn
ngữ
- Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình
bày (báo cáo, phiếu học tập,... + thuyết trình), tranh luận, thảo
luận, báo cáo sản phẩm
- Phát triển khả năng phân tích thuật ngữ trong các KN, cơ
chế
8 Năng lực vận
dụng
- Giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan HST
- Đề xuất biện pháp bv các HST tự nhiên, bảo vệ các loài SV

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh minh hoạ trong SGK + Tranh ảnh khác (Tranh vẽ về các biện pháp sử dụng
hợp lí tài nguyên và các bp chống ô nhiễm mt.)
- Các video, phim liên quan ( Phim chu trình sinh địa hoá, băng / đĩa CD về các
dạng tài nguyên thiên nhiên, các trường hợp gây ô nhiễm mt, hậu quả của ô nhiễm
mt. ( Không có thì bài báo, hình ảnh)
- Máy chiếu, máy tính

- Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 42: HỆ SINH THÁI
Phiếu học tập :
GV: GV cho HS quan sát sơ đồ hình 42.1
Phân tích sơ đồ -> Thế nào là hệ sinh thái?
- Tại sao nói trong HST trao đổi vật chất và năng lượng giữa các SV trong nội bộ
Quần xã với sinh cảnh của chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?
- QS H42.1 cho biết dựa vào chất dinh dưỡng người ta chia các loài trong hệ sinh
thaí thành những nhóm nào?
- Có những kiểu hệ sinh thái nào?
- Đưa các tranh vẽ về các hệ sinh thái -> Yêu cầu phân biệt các hệ sinh thái trên cạn
và dưới nước?
- Kể tên các HST nhân tạo? Nguồn năng lượng mà HST nhân tạo sử dụng lấy từ
đâu?để nâng cao hiệu quả sử dụng của HST người ta làm ntn?

- Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và HST nhân tạo?
- Lấy VD về một HST nhân tạo? Nêu các thành phần của HST và biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng

 BÀI 43 : TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Phiếu học tập :
GV:
đưa ra ví dụ
1. Cỏ -> Thỏ -> Cáo
2. Lá cành cây khô -> Mối -> Nhện -> Thằn lằn
- Thế nào là một chuỗi thức ăn? Các SV trong chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau
ntn?
- Lấy VD về từng loại chuỗi thức ăn?
1. Thóc -> Chuột -> Cầy -> Đại bàng.
2. Giun đất -> Gà -> Cáo -> Người
GV: Yêu cầu HS xây dựng 1lưới thức ăn.
VD
: H43.1 SGK
Lá cây -> Sâu -> Gà -> Cáo
Bọ ngựa ---> Rắn ----> người
GV: yêu cầu HS quan sát H43.2 SGK -> điền tên cho các bậc dinh dưỡng thay cho
các chữ a, b, c, d…trong hình?
- Hãy chỉ ra các bậc dinh dưỡng trong hình 43.1 SGK?
- Quan sát H43.3 -> Phân biệt các loại tháp sinh thái? Loại tháp nào hoàn thiện nhất?
vì sao?
- Có nhận xét gì về số lượng, năng lượng, sinh khối của sinh vật càng xa sinh vật sản
xuất?

BÀI 44 : CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN.
Phiếu học tập :
Yêu cầu HS quan sát H 44.1 SGK
- Theo chiều mũi tên trong sơ đồ H44.1, Hãy giải thích 1 cách khái quát sự trao đổi
vật chất trong quần xã và trong chu trình sinh địa hoá?
- chu trình sinh địa hoá là gì? Một chu trình gồm những thành phần nào?
- Bằng những con đường nào C đã đi từ MT ngoài vào cơ thể SV trao đổi trong QX
và trở lại môi trường không khí và MT đất?
- Hãy tóm tắt chu trình bằng sơ đồ?
Mô tả quá trình tổng hợp N theo con đường vật lí, hoá học, sinh học?
- Quan sát sơ đồ H44.3 Hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi N trong tự nhiên?
Quan sát sơ đồ H44.4 Mô tả quá trình trao đổi nước trong tự nhiên?
- Hãy nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất?
Yêu cầu HS quan sát H44.5 Hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ
khô hạn của các khu sinh học trên cạn?
BÀI 45 : DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HST, HIỆU SUẤT SINH THÁI
HS quan sát sơ đồ H45.1 SGK
- Hình vẽ thể hiện điều gì? Nhận xét về nguồn năng lượng được truyền qua các bậc
dinh dưỡng? - Giải thích vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao
thì càng nhỏ dần?
- Năng lượng bị thất thoát ấy đi đâu?
- những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi
trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng và ngược lại?
- Hiệu suất sinh thái là gì? Nhận xét về hiệu suất sinh thái qua mỗi bậc dinh dưỡng
trong hình 45.3?
BÀI 46: THỰC HÀNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà, sau đó cho HS xem băng đĩa về ô nhiễm môi
trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường -> Thảo luận và viết báo cáo.
Nội dung thảo luận:
Câu 1 :Các dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Thế nào là tài nguyên tái sinh, không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
- Điền vào bảng tên tài nguyên đã quan sát được?
Câu 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
Câu 3: Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên:
Trình bày các hình thức sử dụng tài nguyên và đề xuất biện pháp khắc
phục?
2. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo phân công của GV.
- Nghiên cứu SGK, tham khảo thông tin trên internet .
3.Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
đánh giá:

Nội dung Mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tiết
47
Hệ sinh
thái
- Nêu được KN
HST
- Nêu các thành
phần cấu trúc HST
- Nêu được các kiểu
HST (tự nhiên, nhân
tạo)
- Nêu được VD về
HST
- Giải thích vì sao
HST là 1 hệ thống
SH hoàn chỉnh, ổn
định
- Phân tích các
thành phần cấu trúc
HST, phân biệt các
thành phần
- Phân biệt HST tự
Nêu được
VD về HST ở
địa phương
- Phân tích
được vai trò
của từng tp
cấu trúc
trong HST ở
địa phương.
- Biện pháp
bảo vệ HST

 

nhiên và nhân tạo
(độ đa dạng, năng
suất SH,..)
Tiết
48
Trao
đổi vật
chất
trong
quần xã
sinh vật
- Nêu được khái
niệm chuỗi thức ăn
và lưới thức ăn,
VD.
- KN bậc dinh
dưỡng.
- Nêu được khái
niệm tháp sinh thái
- Nêu được các tháp
sinh thái
- Nêu được mqh
dinh dưỡng trong
chuỗi ( xích) và
lưới thức ăn
- Phân biệt 2 loại
chuỗi thức ăn, VD
- Xác định được vị
trí SV tiêu thụ, bậc
dinh dưỡng/chuỗi,
lưới thức ăn
- Phân biệt được
các dạng tháp sinh
thái.
- Tác động
của con
người đến
các chuỗi và
lưới thức ăn
trong tự
nhiên
- Hậu quả tác
động của con
người.
- Biện pháp
bv từng loài
sinh vật
Tiết
49
Chu
trình
sinh địa
hóa và
sinh
quyển
- Nêu KN khái quát
về chu trình sinh địa
hóa
- Nêu được thành
phần chu trình vật
chất
- Nêu được KN sinh
quyển và các khu SH
chính trên TĐ (trên
cạn và dưới nước)
Trình bày được các
chu trình sinh địa
hóa: nước, cacbon,
nitơ
Tình hình vật
chất trong tự
nhiên hiện
nay, hệ quả.
Trình bày
được những
biện pháp cụ
thể bv môi
trường và sự
đa dạng SH.

 

Tiết
50
Dòng
NL
trong
HST,
hiệu
suất
suất
thái
- Nêu được thành
phần tia sáng và
lượng bức xạ dùng
cho quang hợp
- Nêu được hiệu suất
sinh thái
- Trình bày được qt
chuyển hóa NL
trong HST ( dòng
NL).
- Phân biệt dòng NL
và dòng vật
chất/HST.
- Giải thích
được sự tiêu
hao NL giữa
các bậc dd
- Biện pháp
bv sinh vật,
tránh tiêu
hao NL
- Tính được
hiệu suất
sinh thái qua
các bậc dinh
dưỡng.
Tiết
51
Thực
hành
- Nêu các dạng tài
nguyên
- Phân biệt các dạng
tài nguyên
- Trình bày được cơ
sở sinh thái học của
việc khai thác tài
nguyên và bv thiên
nhiên
- Quản lí tài nguyên
cho phát triển bền
vững,
- Thực trạng
tài nguyên và
tình hình
khai thác tài
nguyên hiện
nay
- T/đ của việc
khai thác tài
nguyên lên
sinh quyển
- Biện pháp
bv tài ng
thiên nhiên
và bv sự đa
dạng SH

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề hệ sinh thái - sinh quyển - bảo vệ môi trường mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống