Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất

Tải xuống 10 1.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                               BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1:
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật KWL
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: HS đặt ra được vấn đề của bài học:
Nội dung của hoạt động 1:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Giải thích câu: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên”.
? Một số biện pháp sinh học làm tăng lượng
đạm trong đất để nâng cao năng suất cây
trồng và cải tạo đất?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thựchiện nhiệm vụ
học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS.
Chuyển ý vào nội dung bài học bằng KT
KWL
+ Nội dung các em vừa tìm hiểu đó
là Chu trình Nito.( Đây là một trong
những chu trình Sinh địa hóa)
Vậy Chu trình Sinh địa hóa là
gì?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá
(1) Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm chu trình sinh địa hoá.
- Lấy được ví dụ minh họa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:+ Khái niệm chu trình sinh địa hoá.
Nội dung của hoạt động 2:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh hình 44.1
và ng/cứu mục I (sgk ) để trả lời câu hỏi :
- Vòng bên ngoài của sơ đồ thể hiện điều
gì.? Vòng bên trong của sơ đồ thể hiện điều
gì ?.
- Trao đổi chất giữa QX và MT vô sinh
được thực hiện qua quá trình nào ?.
- Theo chiều mũi tên trên H44.1. Hãy giải
thích 1 cách khái quát sự trao đổi vật chất
trong QX và chu trình sinh địa hoá (lệnh
sgk ) ?.
? Những chu trình sinh địa hoá chủ yếu của
Trái Đất mà em biết? Ý nghĩa của CT trao
đổi vc trong sinh quyển?
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
- chu trình SĐH).
- TĐ VC / qx: Chất dd từ mt
ngoài vào cơ thể SV, qua các

 

bậc dd rồi từ cơ thể SV truyền
trở lại mt).
-( Qt SV hấp thụ vc và NL từ mt
ngoài vào cơ thể SV và phân
giải xác SV từ chất hữu cơ thành
chất vô cơ).
-- Trong tự nhiên C, H, O, N, P,
S là những nguyên tố có vai trò
quan trọng đ/v SV, chu trình
chuyển hoá các nguyên tố này là
chu trình sinh địa hoá chủ yếu
của TĐ.
- Làm duy trì sự cân bằng vật
chất trong sinh quyển.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá
* Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài ->
vào cơ thể SV -> qua các bậc dinh dưỡng -> trở lại môi trường.
* 1 chu trình sinh địa hoá gồm các phần:
+ Tổng hợp các chất
+ Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
+ Phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước.
=> Duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển.
Hoạt động 3: Một số chu trình sinh địa hoá.
(1) Mục tiêu:

- Nêu được Một số chu trình sinh địa hoá
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Một số chu trình sinh địa hoá gồm: Chu trình Cacbon, chu trình
nito, chu trình nước.
Nội dung của hoạt động 3:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
? Dạng cacbon đi vào chu trình là gì?(
CO
2)
- H. 44.2:
Câu lệnh/ 196?Con đường C
từ mt vào cơ thể và từ cơ thể trở lại mt?
- Có phải tất cả lượng cacbon của quần
xã sinh vật được trao đổi liên tục theo
vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
- Mô tả quá trình tổng hợp N theo con
đường vật lí, hoá học, sinh học?
- Quan sát sơ đồ H44.3 Hãy mô tả ngắn
gọn sự trao đổi N trong tự nhiên?
- Quan sát sơ đồ H44.4 Mô tả quá trình
trao đổi nước trong tự nhiên?
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm
trình bày câu trả lời
- Đại diện nhốm cử cá nhân
trả lời, các bạn góp ý, bổ sung.
- ( Cacbon từ mt vô cơ vào qx:
TV hấp thu, qua QH tạo nên
chất hữu cơ

 

+ Cacbon trao đổi trong QX:
thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
và quá trình phân giải của
VSV).
- Không, mà có 1 phần lắng
đọng hình thành nhiên liệu hóa
thạch,...).
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa
ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

II. Một số chu trình sinh địa hóa:
1. Chu trình cacbon:
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit ( CO2), thông qua quang
hợp.Khí CO2 thải vào bầu khí quyển qua hô hấp của sinh vật, sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, núi lửa... Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đang
tăng gây thêm nhiều thiên tai trên trái đất.
2. Chu trình nitơ:
- TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối (NH4+) và nitrat (NO3-).
- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường: Vật lí, hóa học (do
các tia chớp và phản ứng quang hoá), Sinh học(VK Rhizobium ở nốt sần rễ cây họ
đậu, VK lam cộng sinh với bèo dâu).
- Nitơ từ xác SV trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân giải chất
hữu cơ của VK, nấm,...
- Hoạt động phản nitrat của VK trả lại 1 lượng ni tơ phân tử (N
2) cho đất, nước và
bầu khí quyển.
3. Chu trình nước:
- Nước mưa rơi xuống đất, 1 phần thấm xuống các mạch nước ngầm, 1 phần tích lũy
trong sông, suối, ao, hồ,...và vào SV/HST.

- Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi
nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất
.
Hoạt động 4: Sinh quyển:
(1) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển.
Nội dung của hoạt động 4:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
KN sinh quyển? Các khu SH trong sinh
quyển?
? Sinh quyển được xác định như thế nào?
? Giới hạn của địa quyển, khí quyển, thuỷ
quyển?
? Trên TĐ, sinh quyển được phân chia ntn?
- H.44.5/198:
+ ? Nêu tên và đặc điểm của các khu SH
trong SQ?
+ ? NX sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức
độ khô hạn của các khu SH trên cạn?
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận nhóm
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Cá nhân trả lời.

 

Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội
dung.

Chuẩn kiến thức
III. Sinh quyển:
* KN: Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, và không
khí của Trái đất.
- Dày 20 km., Gồm:
+ Địa quyển: Vài chục mét
+ Lớp khí quyển: cao 6-7 km
+ Thuỷ quyển: Lớp nước đại dương sâu 10 -11 km
- Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học(biôm) khác nhau về đặc điểm địa lí, khí hậu
và các thành phần sinh học.
- Các khu sinh học gồm :
+ Các khu sinh học trên cạn : Nhiệt đới( rừng mưa nhiệt đới, Savan, hoang mạc),
Ôn đới( rừng lá rộng ôn đới, thảo nguyên), Cận bắc cực( Rừng lá kim- tai ga), Bắc
cực( đồng rêu).
+ Các khu sinh học dưới nước : Nước ngọt( Ao, hồ, sông suối), nước mặn(Biển :
theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang).
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
diễn thế sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1:Thế nào là chu trình sinh địa hóa trên trái đất?

Câu 2: Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển
tăng? Nêu hậu quả và cách hạn chế?
Câu 3: Hãy nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm
cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng?
Câu 4: Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên
lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 6: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Nội dung của hoạt động 6.
GV giao câu hỏi:
? Ý nghĩa của CT trao đổi vc trong sinh quyển?
? Vì sao nồng độ CO2 khá ổn định trong khí quyển hàng triệu năm nay?
? Nêu tên và đặc điểm của các khu SH trong SQ?
? Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính? Hậu quả? Biện pháp hạn chế?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu
3
suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm
tích.
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi
trường không khí.
Câu 2: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật
thông qua hoạt động của nhóm
A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật sản xuất.
Câu 3: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng
cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng
thất thoát đó bị tiêu hao
A.qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B.do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
A. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
B. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
Câu 4: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật
sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO
3- thành nitơ ở dạng NH4+ ?
A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. B. Thực vật tự dưỡng.
C. Vi khuẩn phản nitrat hoá. D. Động vật đa bào.
Câu 5: Khi nói về chu trình sinh địa hoá nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO- ) thành nitơ phân tử
(N2).
B. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
C.Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH+ ), nitrat (NO-
).
4 3
Câu 6: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A.Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo
vòng tuần hoàn kín.
B.Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật.
D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp.
Câu 7: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các
biện pháp nào sau đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (5). D.
(1), (2), (4).
Câu 8: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp
phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương
rẫy.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống