Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất

Tải xuống 8 2.9 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                  BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1:
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật KWL
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: HS đặt ra được vấn đề của bài học:
Nội dung của hoạt động 1:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
học tập
Giả sử trên đồng cỏ ven rừng có các quần
thể SV: Cỏ, thỏ, cáo, VSV và nêu câu hỏi:
? Hãy chỉ ra những mối quan hệ dinh dưỡng
trong các QTSV đó.
? Nếu coi mỗi loài SV là 1 mắt xích TĂ thì
chiều mũi tên nối giữa các loài chỉ mối
quan hệ gì?.
HS suy nghĩ tìm câu trả
lời.
Thựchiện nhiệm vụ học
tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS. Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS.
Chuyển ý vào nội dung bài học bằng KT
KWL
+ Nội dung các em vừa tìm hiểu đó
là chuỗi thức ăn.
Vậy chuỗi thức ăn là gì?


B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật:
(1) Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm : chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Lấy được ví dụ minh họa.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm:+ Khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng
. + Lấy được ví dụ minh họa.
Nội dung của hoạt động 2:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
học tập
GV: đưa ra ví dụ
1. Cỏ -> Thỏ -> Cáo
2. Lá cành cây khô -> Mối -> Nhện -> Thằn
lằn.
? Chuỗi thức ăn: KN, phân biệt các loại
chuỗi, VD?
Yêu cầu HS quan sát H43.1. Hãy viết 1 số
chuỗi TĂ trong hệ sinh thái.
Rừng gồm các SV: Thông, xén tóc, chim
HS suy nghĩ tìm câu trả
lời.

 

gõ kiến, diều hâu, thằn lằn, SV phân giải.
? Trong những chuỗi TĂ trên có những mắt
xích nào chung.
+ ? Lưới thức ăn?
GV: Cho HS quan sát H43.2 (sgk ). Hãy ghi
chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các
chữ a, b, c... trong hình.(lệnh sgk ).Từ đó
cho biết thế nào là bậc dinh dưỡng.
? Nêu các bậc dinh dưỡng trong lưới TĂ
H43.1.
? Lưới thức ăn và chuỗi thức ăn có gì khác
nhau?
? VD 1 lưới thức ăn: Phân biệt các bậc dinh
dưỡng có trong một lưới thức ăn?
? Hiểu biết về chuổi thức ăn và lưới thức ăn
có ý nghĩa gì?
Thực hiện nhiệm vụ học
tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện
nội dung.

Chuẩn kiến thức
I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật:
1. Chuỗi thức ăn:
- KN: Là 1 dãy các loài SV có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó
loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau. VD: Lá,
cành cây khô -> mối -> nhện -> thằn lằn
- Phân loại: Có hai loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng SV tự dưỡng: (-> động vật ăn sinh vật tự dưỡng ->

động vật ăn động vật.)
VD: Cỏ -> Chấu chấu -> Ếch -> Rắn
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng SV ăn mùn bã hữu cơ: (-> động vật ăn sinh vật phân
giải -> động vật ăn động vật.)
VD: Giun ( ăn mùn) -> Tôm -> Người
2. Lưới thức ăn:
- KN: Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong HST, có những mắt xích chung.
3. Bậc dinh dưỡng:
- Là những loài cùng mức NL và sử dụng thức ăn cùng mức NL trong lưới thức ăn
( hoặc chuỗi thức ăn)
- Gồm :
- Có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (Sinh vật sản xuất)
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (Sinh vật tiêu thụ bậc 1)
+ Bậc dinh dưỡng câp 3 (Sinh vật tiêu thụ bậc 2)
.............................
+ Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: SV tiêu thụ bậc cuối cùng
Hoạt động 3: Tháp sinh thái
(1) Mục tiêu:
Nêu được khái niệm tháp sinh thái, các loại tháp sinh thái
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: - Nêu được khái niệm tháp sinh thái
- Tháp sinh thái gồm : Tháp số lượng, Tháp sinh khối, Tháp năng
lượng
Nội dung của hoạt động 3:

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Tháp ST: KN, phân biệt các loại tháp?
? XD tháp sinh thái có ý nghĩa gì ?
? Phân biệt các loại tháp sinh thái?
? Hiểu biết các loại tháp sinh thái có ý nghĩa
gì trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển
của SV?
HS suy nghĩ trả lời.
Thực hiện nhiệm
vụ học tập
- Gợi ý, hướng dẫn HS( Tạo đk thuận lợi để
các tháp sinh thái - các loài SV phát triển
cân bằng; dạng tháp càng cao, các bậc sinh
thái càng chênh lệch nhiều -> tháp càng bền
vững, sinh thái được cân bằng).
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm trình
bày câu trả lời
- Đại diện nhốm cử cá
nhân trả lời, các bạn góp
ý, bổ sung.
Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra
kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn thiện
nội dung.

Chuẩn kiến thức
II.Tháp sinh thái :
1. KN: Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có
chiều cao bằng nhau, còn chiều dài (thì khác nhau) biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh
dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dd ở từng bậc và toàn bộ qx.
2. Phân loại : Có ba loại tháp sinh thái:
- Tháp số lượng: XD dựa trên SL cá thể SV ở mỗi bậc dd
- Tháp sinh khối: XD dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các SV trên một đơn
vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dd.
- Tháp năng lượng: ((hoàn thiện nhất)) XD dựa trên số NL được tích lũy trên
một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dd. Tháp này
bao giờ cũng có dạng chuẩn.

C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: (Luyện tập) Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
diễn thế sinh thái.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1:Thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn? Cho VD minh họa.
Câu 2: Cho VD về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên và một quần xã
nhân tạo?
Câu 3: ? Hiểu biết về chuổi thức ăn và lưới thức ăn có ý nghĩa gì?
Câu 4: Hiểu biết các loại tháp sinh thái có ý nghĩa gì trong việc duy trì sự tồn tại và
phát triển của SV?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi 1, 2, 3, 4.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5 : Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về quần xã để giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

Nội dung của hoạt động 5.
GV giao câu hỏi:
Câu 1:
Câu 2:
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất

A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật phân hủy. D.
sinh vật tiêu thụ cấp I.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái?
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên.
C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên
trên.
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn.
Câu 3: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức
ăn?
A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu. B. Lúa → chuột→ diều
hâu→ rắn.
C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu D. Lúa → diều hâu → chuột →
rắn.
Câu 4: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh
thái là
A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thực vật.

C. sinh vật sản xuất.
Câu 5: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là
D. động vật ăn thịt.

A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể
tích.
B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết.
C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được.

D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh
thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống