Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất

Tải xuống 9 2.6 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Bài giảng Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo
dòng thuần
- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai
cho ưu thế lai
- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát
tổng hợp
- Kỹ năng làm việc độc lập với sgk
- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng đẻ tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn
giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp
3.Thái độ:
- Hình thành niềm tin vào khoa học , vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo
giống bằng phương pháp lai
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
Phương pháp chọn tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đồng
thời phát triển năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng

 

1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- QS các nguồn vật liệu chọn giống và các phương án tạo
giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
2 NL thu nhận và
xử lí thông tin.
- Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu mô hình lai giống
- Lập được bảng so sánh các phương pháp lai dùng trong
chọn giống.
3 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- Thuyết trình về các kiến thức thông qua thảo luận nhóm.
4 Năng lực tư duy - Phân tích mối quan hệ KG – MT – KH trong chọn giống và
tạo giống mới.
- Phân biệt được các phương pháp tạo giống thuần và tạo
giống có ưu thế lai.
5 NL nghiên cứu
khoa học
- Phân loại giống cây trồng vật nuôi. Tìm kiếm mối quan hệ,
tính toán, xử lí và trình bày các số liệu bao gồm vẽ đồ thị,
lập các bảng biểu, biểu đồ sơ đồ... Đưa ra tiên đoán về tạo
giống mới; hình thành nên các giả thuyết khoa học
6 Năng lực sử
dụng CNTT và
truyền thông
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về
chọn, tạo giống.
- Sử dung Powerpoint trình chiếu nội dung thực hiện.

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
- Hình 18.1, 18.2, 18.3,
- Tranh ảnh minh hoạ giống vật nuôi cây trồng năng suất cao ở việt nam
2.
Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị bài theo Phân công của GV
Trình bày quy trình chung của công tác sản xuất giống?
Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp? Ví dụ?
Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Phương pháp tạo ưu thế
lai?
Một vài thành tựu về tạo giống ưu thế lai?
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội
Dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Chọn
giống vật
nuôi và
cây trồng
dựa trên
nguồn
BDTH
- Nắm được quy
trình sản xuất
giống chung.
- Cơ chế tạo
dòng thuần dựa
trên nguồn
BDTH.
- Nắm được khái
niệm ưu thế lai.
- Giải thích
được mục đích
trong các bước
tạo dòng thuần
dựa trên nguồn
BDTH.
- Giải thích
được cơ sở di
truyền của hiện
tượng ưu thế lai.
Viết được sơ
đồ lai của các
phương pháp
lai tạo ưu thế
lai và tạo dòng
thuần.
Đề xuất các
phương pháp
tạo giống vật
nuôi và cây
trồng tại địa
phương.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. Khởi động
HOẠT ĐỘNG 1.
(1) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích
tình huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: + HS biết được ưu thế ,biến dị tổ hợp

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV hỏi: Tại sao trong cùng một gia đình
nhưng có người giống bố mẹ có người khác
bố mẹ
Khi lai giữ lợn ỉ với lợn Hà lan thì thế hệ
con có những đặc điểm tốt hơn bố ,mẹ
-HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
-Suy nghĩ, thảo luận
- Cá nhân trả lời kết quả.

 

chúng?
-- Gợi ý, hướng dẫn HS
- GV gọi HS trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Hs: muốn biết biến dị tổ hợp là gì? giống
thuần? ưu thế lai là gì?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
1. Mục tiêu: Nắm được nội dung Nguyên tắc của công tác giống? Tạo biến dị (nguyên
liệu)
chọn lọc (đánh giá kiểu hình và chọn ra kiểu gen mong muốn) tạo và duy
trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập
5. Sản phẩm: Nắm được nội dung tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Phương pháp: hoạt động cá nhân
Bước 1
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu những nội dung
sau:
+ Quy trình chung sản xuất giống?
+ Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến
dị tổ hợp?
+ Tại sao BDTH có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc tạo giống mới?
+ Ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống
thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp?
+ Cho hs quan sát sơ đồ hình 18.2, minh hoạ
tạo giống mới dưạ trên nguồn biến dị tổ hợp?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời.
HS thảo luận các bước chủ yếu của PP này và
nội dung chủ yếu của từng bước.

Chuẩn kiến thức
* Quy trình chung sản xuất giống:
-
Tạo nguồn nguyên liệu
- Chọn lọc

- Đánh giá chất lượng giống
- Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.
*Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:
Gồm các bước sau:
- Tạo dòng thuần chủng cho các KG khác nhau bằng cách tự thụ phấn và giao phối
cận huyết kết hợp với chọn lọc.
- Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
- Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
- Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các
dòng thuần.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao:
1. Mục tiêu: Nắm được nội dung tạo giống lai có ưu thế lai cao
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học:
5. Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi : ưu thế lai là gì ? Cơ sở DT của hiện tượng UTL ?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu hs thảo luận, nghiên cứu những
nội dung sau:
+ Ưu thế lai là gì?
+ Giải thích cơ sở của ưu thế lai?
+ Phương pháp tạo ưu thế lai?
+ Việc tạo dòng thuần nhằm mục đích gì?
+ Làm thế nào để tạo ra dòng thuần?
+ Ưu và nhược điểm của pp tạo giống bằng
ưu thế lai?
+ Nếu lai giông thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy
để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào ?
+ Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi
cây trồng có ưu thế lai cao ở VN?
- Hs thảo luận theo nhóm sau đó cử đại
diện nhóm trình bày hoặc Gv chỉ định
bất kì HS nào trong nhóm đó

Chuẩn kiến thức:
1.Khái niệm ưu thế lai:
Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu ,khả năng sinh trưởng phát triển
cao vượt trội so với các dạng bố mẹ
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:Giả thuyết siêu trội ( có nhiều người
công nhận)
+ Kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc ,AAbbCC,
AABBcc
+ Vì ở trạng thái dị hợp nhiều cặp gen khác nhau con lai có KH vượt trội nhiều mặt
so với dạng bố mẹ có KG ở trạng thái đồng hợp
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần :( cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ)
- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng khác nhau( lai khác dòng đơn, lai khác
dòng kép)
- Chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao nhất.
Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế
Nhược điểm: tốn nhiều thời gian, biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua
các thế hệ
4. Một vài thành tựu (VN)
- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống
lúa đã trồng ở việt nam như : IR5. IR8
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG
4: (Luyện tập): Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến
tạo giống lai có ưu thế lai cao.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi:
? Bố mẹ phải có kiểu gen ntn để đời con biểu hiện UTL ? Lấy ví dụ bằng phép lai
cụ thể.

? Làm thế nào để tạo ra dòng thuần ?
? Các nhà chọn gống sử dụng phép lai thuận nghịch khi lai giữa các dòng TC với
mục đích gì ? (vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai)
? Ưu và nhược điểm của pp tạo giống bằng ưu thế lai
? Gthích vì sao UTL...giảm?
? Bằng cách nào để duy trì UTL?
Nội dung của hoạt động 4

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời nhanh.

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5
: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về ưu thế lai để giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng
internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Nội dung của hoạt động 5.
GV giao câu hỏi: 1.Vì sao phương pháp lai giống có thể tạo ra nguồn biến dị phong
phú?
2. ưu nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp?
3. Ưu và nhược điểm của pp tạo giống bằng ưu thế lai
Gthích vì sao UTL...giảm?
Bằng cách nào để duy trì UTL?
4. Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở VN?
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
Làm các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2
C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3
Câu 2: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trìnA. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1
D. 2, 3, 1, 4
Câu 3: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh
trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống.
B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 4: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới
đây?

A. Lai khác dòng.
dòng kép.
B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích. D. Lai khác

Câu 5: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống
vì:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về
trạng thái đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
Câu 6: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt
trội về nhiều mặt so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở
của

A. Hiện tượng ưu thế lai                        B. Hiện tượng thoái hóa 

C. giả thuyết siêu trội. D. giả thuyết cộng gộp. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống