Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất

Tải xuống 10 3.5 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen

Bài 20 : TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giải thích được các khái niệm cơ bản như : công nghệ gen , ADN tái tổ hợp, thể
truyền, plasmit
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen
- Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen
trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh, khái quát tổng hợp
3.Thái độ:
- Hình thành niềm tin và say mê khoa học
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Kĩ thuật chuyển gen.
5. Định hướng phát triển năng lực
:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực phát
hiện và giải
quyết vấn đề
- Mô tả chính xác kĩ thuật chuyển gen và mục đích của kĩ
thuật này.
3 NL thu nhận và
xử lí thông tin.
- Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu mô hình lai giống
- Lập được bảng so sánh các phương pháp lai dùng trong
chọn giống.
4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- Thuyết trình về các kiến thức thông qua thảo luận nhóm,
thuyết trình...
5 Năng lực tư duy - Phân biệt được các phương pháp lai tạo giống với công
nghệ gen.
- Hệ thống hóa các phương pháp tạo giống mới.

 

6 NL nghiên cứu
khoa học
- Thông qua các bước tiến hành kĩ thuật chuyển gen hình
thành các bước nghiên cứu khoa học ... Đưa ra tiên đoán về
tạo giống mới; hình thành nên các giả thuyết khoa học
7 Năng lực sử
dụng CNTT và
truyền thông
- Truy cập internet để tìm kiếm tài liệu, trao đổi thông tin về
chọn, tạo giống.
- Sử dung Powerpoint trình chiếu nội dung thực hiện.

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:T
ranh ảnh hoặc màn hình chiếu.
2.
Chuẩn bị của HS:Chuẩn bị bài theo Phân công của GV
Khái niệm công nghệ gen?
Trình bày các bước trong kỹ thuật chuyển gen?
Sinh vật biến đổi gen là gì?
Trình bày một số thành tựu tạo giống biến đổi gen ở động vật, thực vật và vi sinh
vật?
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá

Nội
Dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tạo giống
mới nhờ
công nghệ
gen
- Nắm được khái
niệm công nghệ
gen, sinh vật
biến đổi gen.
- Nêu được các
bước tạo giống
bằng công nghệ
gen.
Giải thích cơ sở
khoa học và
mục đích của
các bước trong
quy trình tạo
giống.
Giải thích
được nguồn
gốc một số
giống mới lag
thành tựu của
công nghệ
gen.
Phân tích
được ưu
nhược điểm
của giống
mới tạo ra
bằng công
nghệ gen.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1 : Tình huống xuất phát

(1) Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ , thoải mái cho học sinh.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: Biết được các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV hỏi:
- Đặc điểm của Plasmit? ADN tái tổ
hợp
- Công nghệ Gen là gì? ứng dụng
công nghệ gen.
Học sinh hoạt động cá nhân hoặc trao
đổi với nhau để tái hiện kiến thức cũ
để giải quyết vấn đề.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2: CÔNG NGHỆ GEN
(1) Mục tiêu:
- Giải thích được các khái niệm cơ bản như : công nghệ gen , ADN tái tổ hợp, thể
truyền, plasmit
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, Hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: -HS biết được công nghệ gen,ADN tái tổ hợp,thể truyền ,plasmit
- Nắm được kĩ thuật chuyển gen

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu hs thảo luận, nghiên cứu

 

những nội dung sau:
+ Công nghệ gen là gì?
+ Các bước tiến hành kỹ thuật chuyển
gen?
+ Thể truyền là gì ? Người ta hay sử
dụng vật liệu gì làm thể truyền?
+ Tại sao muốn chuyển gen từ loài này
sang loài khác lại cần có thể truyền ?
+ Làm cách nào để có đúng đoạn mang
gen cần thiết của tế bào cho để thực
hiện chuyển gen ?
+ADN tái tổ hợp là gì ? được tạo ra
bằng cách nào?
+ Khi đã có ADN tái tổ hợp chúng ta
làm cách nào để đưa pt’ ADN vào tế
bào nhận?
+ Làm thế nào để gen mới chuyển vào
phát huy được tác dụng?
+ Làm cách nào để tách được các tế bào
có ADN tái tổ hợp với các rế bào không
có ADN tái tổ hợp ?
- GV nhận xét, đánh giá.
Học sinh hoạt động cá nhân hoặc trao
đổi với nhau giải quyết vấn đề.

Chuẩn kiến thức
1. Khái niệm công nghệ gen:
Công nghệ gen là quy trình công nghệ tạo ra những tế bào và sinh vật có gen bị biến
đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- Kỹ thuật chuyển gen: Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này
sang tế bào khác.
2. Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen:
a. Tạo ADN tái tổ hợp:

* Nguyên liệu:
+ Gen cần chuyển
+ Thể truyền : pt’ ADN nhỏ dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập (plasmit)
+Enzim giới hạn (restrictaza)và Enzim nối( ligaza)
* Cách tiến hành:
- Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào ( lưu ý ADN của tế bào cho
có thể được tách trực tiếp từ tế bào hoặc tạo ra từ mARN)
-Xử lí bằng một loại enzim giới hạn để tạo ra cùng 1 loại đầu dính.
- Dùng enzim nối để gắn chúng tạo ADN tái tổ hợp
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận:
- Dùng muối canxi clorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào
để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua.Hoặc chuyển gen trực tiếp bằng kĩ thuật vi tiêm,
kĩ thuật súng bắn gen…
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp:
- Chọn thể truyền có gen đánh dấu( vd: gen kháng sinh: kháng Streptomixin, kháng
têtraxilin…; gen tổng hợp chất chỉ thị màu, hoặc phát huỳnh quang…)
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu và thu sản phẩm.
* HOẠT ĐỘNG 3: Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen
(1) Mục tiêu:
- HS Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen
trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã có, kinh nghiệm thực tế để giải thích tình
huống giáo viên đưa ra.
- Giúp học sinh đặt ra được vấn đề, câu hỏi chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hỏi- Đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, hình ảnh.
(5) Sản phẩm: ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật
biến đổi gen

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu những nội dung
sau:
+ Khái niệm sinh vật biến đổi gen?
+ Quy trình tạo giống biến đổi gen?
+ Nêu một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
ở đv, tv, vsv?
GV hoàn thiện kiến thức.
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời.
HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Chuẩn kiến thức:
1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen:
- Khái niệm : là sinh vật mà hệ gen của nó được con người làm biến đổi phù hợp với
lợi ích của mình.
- Cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật:
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
+ Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen.
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen:
a. Tạo động vật chuyển gen:
.
* Thành tựu: tạo cừu biến đổi gen sản sinh ra protein người trong sữa; chuột nhắt
chuyển gen chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
* Một số thành tựu :
- Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông
giống bông kháng sâu.
- Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp
- carôten ( tiền vitamin A) trong hạt.
c. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen:
- Tạo dòng vi khuẩn mang gen insulin của người, những dòng VK này có k/năng ss
nhanh tạo 1 lượng insulin rất lớn làm thuốc chữa tiểu đường.
- Tạo dòng VK phân hủy rác thải , dầu loang…
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4:
Trả lời các câu hỏi và bài tập
(1) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi và bài tập

liên quan
đến công nghệ gen, tạo giống biến đổi gen
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, câu hỏi.
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
HS trả lời các câu hỏi và bài tập
1. Hệ gen của sinh vật có thể biến đổi bằng cách nào?
2. Trình bày những thành tựu giống cây trồng và vi sinh vật biến đổi gen?

GV đặt câu hỏi 1, 2
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
HS đọc câu hỏi, vận dụng kiến thức trả
lời

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
(1) Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học về công nghệ gen, ứng dụng của công nghệ biến
đổi gen để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
(5) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
E. Hướng dẫn học ở nhà
Trả lời câu hỏi trong SGK
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tạo giống mới nhờ công nghệ gen
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
Câu 1. Thể truyền là gì?
a. Đoạn AND có khả năng nhân đôi độc lập b. ADN dạng vòng

c. Đoạn gen cần chuyển
Câu 2. ADN tái tổ hợp là:
d. Plasmit


a. Gồm thể truyền và gen cần chuyển b. Là đoạn gen cần chuyển

c. Là một đoạn AND có mang gen đánh dấu
Câu 3. Phát biểu đúng khi nói về plasmid là:
d. Phân tử AND dạng vòng

a. Plasmit không có khả năng tự nhân đôi b. Plasmit tồn tại trong nhân TB
c. Plasmit được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen d. Plasmit là một phân tử ARN
Câu 4: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với
nhau theo nguyên tắc bổ sung nhờ enzim:
A. ADN – pôlimeraza. B. ADN – restrictaza.
C. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.
Câu 5: Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử
ADN dài thành các đoạn ngắn là
A. ADN – pôlimeraza
. B. ADN – restrictaza.
C. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.
b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
Câu 6: Mục đích của việc sử dụng cùng một loại enzim giới hạn để cắt plasmit và
ADN tế bào cho là:
A. tiết kiệm enzim
. B. tạo ra các đầu dính bổ sung.
C. dễ tiến hành thí nghiệm. D. thao tác kĩ thuật nhanh.
Câu 7: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào
khác là vì
A. nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui được vào tế bào
nhận.
B. nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể
nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.
C. nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen
trong tế bào nhận.
D. nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào
nhận.
Câu 8: Đặc điểm quan trọng của plasmit để được chọn làm vật liệu chuyển gen là
gì?
A. Gồm 8000 đến 200000 cặp nuclêôtit.

B. Có khả năng nhân đôi độc lập đối với hệ gen của tế bào.
C. Chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ.
D. Dễ đứt và dế nối.
Câu 9: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi
khuẩn
E.coli vì chúng
A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. thích nghi cao với môi
trường.
C. dễ phát sinh biến dị. D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.
c. Nhóm câu hỏi vận dụng
Câu 10: Trong kĩ thuật chuyển gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà
máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là

A. tế bào động vật.
bào người.
B. vi khuẩn E.coli. C. tế bào thực vật. D. tế

Câu 11: Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các
nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người?
A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.
B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người.
C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để
tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con
người.
D. Thuần hoá một chủng
E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người.
Câu 12: Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn penicillium sp vào vi
khuẩn
E.coli, người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh?

A. Tăng sản lượng chất kháng sinh.
phẩm.
B. Nâng cao chất lượng sản

C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Rút ngắn thời gian sản xuất.
Câu 13: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là
A. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các
sản phẩm sinh học nhờ vi khuẩn.
B. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.
C. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.

D. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống