Giải Sinh Học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp lớp 12.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 77 SGK Sinh học 12: Hãy kể thêm các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết.

Trả lời:

Các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới:

- Lai lợn Lađrat Ấn Độ với lợn Ỉ Móng Cái tạo lợn có ưu thế lai năng suất cao 1 tạ/10 tháng tuổi. Tỉ lệ nạc > 40%.

- Tạo giống cà chua HT.42 có chất lượng cao, khẩu vị ngọt, quả chắc, có thể cát giữ và vận chuyển mà không gây hỏng.

- Tạo giống lúa mới HTY100, cho gạo thơm ngon, cơm mềm.

Câu hỏi và bài tập (trang 78 SGK Sinh học lớp 12)

Câu 1 trang 78 SGK Sinh học 12: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào? 

Phương pháp giải:

Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi gồm có nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo

Trả lời:

* Nguồn gen tự nhiên

Có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên từ các động - thực vật hoang dã. Những nhóm sinh vật này được hình thành ở một địa phương bất kì có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường ở địa phương đó  

* Nguồn gen nhân tạo

Do con người chủ động tạo ra để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Được tạo ra thông qua quá trình đột biến và lai tạo.

Câu 2 trang 78 SGK Sinh học 12: Thế nào là ưu thế lai?

Trả lời:

Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu,khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

Câu 3 trang 78 SGK Sinh học 12: Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai. 

Trả lời:

Phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai:

Bước 1: Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua 5 – 7 thế hệ.

Bước 2: Cho các dòng thuần chủng lai với nhau

Bước 3: Chọn các tổ hợp có ưu thế lai mong muốn

Câu 4 trang 78 SGK Sinh học 12: Tại sao ưu thế lai lại thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau?

Phương pháp giải:

F1 dị hợp về tất cả các cặp gen

Trả lời:

Vì ở đời sau, các alen lặn có thể tổ hợp với nhau thành đồng hợp lặn tạo điều kiện cho alen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình, ở đời sau tần số kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng.

Câu 5 trang 78 SGK Sinh học 12: Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?

A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.

B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.

C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.

D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không thuần chủng.

Trả lời:

Xét các phương án:

A, B Sai, chỉ những phép lai nhất định mới cho ra đời con có ưu thế lai cao: VD: AA x AA ⟹ AA không có ưu thế lai cao

C đúng

D sai, người ta không dùng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì ưu thế lai sẽ giảm dần ở các thế hệ sau

Chọn C

Lý thuyết Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

I. Tạo giống thuần dựa trên biến dị tổ hợp

Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:

- Tạo ra các dòng thuần khác nhau.

- Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen mong muốn.

- Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.

Giải Sinh Học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (ảnh 1)

II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1. Khái niệm về ưu thế lai

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

- Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ suy ra đây là lí do không dùng con lai F1 làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.

2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai

- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.

- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai

Giải Sinh Học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (ảnh 2)

- Tạo dòng thuần chủng khác nhau.

Giải Sinh Học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (ảnh 3)

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có năng suất cao.

4. Thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

- Vật nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai....

- Cây trồng: Ngô lai Baiosit, các giống lúa....

Giải Sinh Học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (ảnh 4)

Sơ đồ tư duy Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:

Giải Sinh Học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (ảnh 5)

 

 
Đánh giá

0

0 đánh giá