Giáo án Toán 9 bài 3: Luyện tập mới nhất

Tải xuống 3 1.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập Góc nội tiếp mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập mới nhất (ảnh 1)

LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:  Học sinh được củng cố các tính chất về góc nội tiếp, số đo góc nội tiếp, biết vận dụng các hệ quả để giải các bài tập có liên quan.

2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các  bài tập. Biết vận dụng các tính chất trên vào bài tập dựng hình, bài toán thực tế.

3.Thái độ: Cẩn thận, linh hoạt

4 Xác định nội dung trọng tâm : Củng cố các tính chất về góc nội tiếp, số đo góc nội tiếp, biết vận dụng các hệ quả để giải các bài tập có liên quan.

5- Định hướng phát triển năng lực:   

-Năng lực chung:  tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.

-Năng  lưc chuyên biệt : NL tính toán, NL tư duy, NL quan sát, NL vận dụng, NL hợp tác, giao tiếp.NL áp dụng tính chất và hệ quả của góc nội tiếp để làm bài tập.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu

2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước

D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:

         Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

M1

Thông hiểu

M2

Vận dụng

M3

Vận dụng cao

M4

 LUYỆN TẬP

Nắm vững các khái niệm: góc nội tiếp, đỉnh, cạnh của góc nội tiếp, cung bị chắn trong góc nội tiếp.

-Hiểu định lý và cách Chứng minh để áp dụng làm bài tập.

Vận dụng  định nghĩa, định lý và hệ quả của góc nội tiếp giai bài tập. Bài 21,23 sgk

Vận dụng  định nghĩa, định lý và hệ quả của góc nội tiếp giai bài tập áp dụng. Bài 24sgk

E. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Phát biểu định nghĩa và định lí góc nội tiếp? (6đ) Vẽ  góc ANC nôi tiếp (O) có số đo 350. (4đ)

Đáp án: Định nghĩa, định lí góc nội tiếp: sgk.tr72+73 – Hình vẽ của học sinh.

Khởi động:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Để nắm vững và vận dụng đượccác kiến thức đã học về góc nội tiếp, góc ở tâm thì ta nên làm gì?

Giải nhiều bài tập

Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú học tập

Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,...

Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

4. Bài tập:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải một số bài tập cụ thể

Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,...

Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.

Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh

NLHT: NL tính toán, NL tư duy, NL quan sát, NL vận dụng, NL hợp tác, giao tiếp. NL vẽ hình

GV: Yêu cầu HS làm bài tập 19/sgk.tr75. Gọi HS đọc đề bài và gọi một HS lên sửa bài về nhà.

GV: Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, sửa sai nếu có.

GV: Nhắc lại tính chất  đã vận dụng trong bài?

GV: Nếu HS vẽ SAB nhọn thì giới thiệu thêm trường hợp nếu SAB tù ( hoặc ngược lại )

 

GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 20 SGK và nêu yêu cầu của đề?

GV: Nêu cách chứng minh ba điểm thẳng hàng? Vậy trong bài này để chứng minh C, B, D thẳng hàng  ta làm như thế nào?

 

GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 21 SGK và nêu yêu cầu của đề?

GV: Ta có đường tròn (O) và (O’) là hai  đường tròn bằng nhau nên có nhận xét gì về cung AmB và AnB?

GV: Mà M^ =? và N^ =? Suy ra M^ như thế nào với N^? Vậy MBN là tam giác gì?

HS: Lên trình bày bài giải

 

GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 23 SGK

GV: Xác định yêu cầu của đề?

GV: Để chứng minh MA.MB = MC.MD ta làm như thế nào?

Hướng dẫn: Xét hai trường hợp

GV: Yêu cầu HS hoạt động theo 2 nhóm làm bài tập trên, nửa lớp xét trường hợp điểm M nằm bên trong đường tròn và nửa lớp còn lại làm trường hợp điểm M nằm bên ngoài  đường tròn.

GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm, gọi HS nhận xét, ghi điểm.

Bài tập 19/sgk.tr75:

Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập mới nhất (ảnh 2)

Ta có AM^B=AN^B=900

(góc nội tiếp chắn

nửa đường tròn )

Suy ra BM  SA, AN  SB

Vậy BM và AN là hai đường

cao của SAB suy ra H là trực tâm

Do đó SH thuộc đường cao thứ 3 ( Ba đường cao của tam giác đồng quy )

Suy ra SH  AB

 

Bài tập 20/sgk.tr76:

Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập mới nhất (ảnh 3) 

 

Nối BA, BC, BD

ta có: ABC^ = ABD^ = 900

( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn )

Þ ABC^ + ABD^ = 1800   C, B, D thẳng hàng.

Bài tập 21/sgk.tr76:

 Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập mới nhất (ảnh 4)

 Vì  đường tròn (O)  và (O’)  là hai đường tròn  bằng nhau, mà  cùng

căng dây AB

Þ AmBAnB

Theo định lí góc nội tiếp

ta có: M^= 12 sđAmB    và N^12  sđ AnB  

 M^  =  N^

Vậy  MBN cân tại B

Bài tập 23/sgk.tr76 :

Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập mới nhất (ảnh 5)

a) Trường hợp M nằm bên trong đường tròn 

xét MAC và  MDB có

M1^=M2^( đối đỉnh)                                         

A^=D^ ( hai góc nội tiếp

              cùng chắn CB)

 MAC  ~  MDB ( g-g)

MAMD=MCMB  MA.MB = MC.MD

b) Trường hợp M nằm bên

ngoài đường tròn:

Giáo án Hình học 9 chương 3 bài 3: Luyện tập mới nhất (ảnh 6)

Vì   MAD ~ MCB ( g-g)

MAMC=MDMB MA.MB = MC.MD

4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà:

a. Câu hỏi và bài tập củng cố

a) Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và có cạnh chứa dây cung của đường tròn

b) Góc nội tiếp luôn có số đo bằng nửa số đo của cung bị chắn.

c) Hai cung chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.

(Đáp án 1- S ; 2 – Đ  ; 3 – Đ)

b. Hướng dẫn về nhà

+ Về xem lại các bài tập đã giải. Làm phần bài còn lại trong SGK.

+ Xem trước bài “góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung”.

--------------------------------------------------------***--------------------------------------------------------

 

Xem thêm
Giáo án Toán 9 bài 3: Luyện tập mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán 9 bài 3: Luyện tập mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán 9 bài 3: Luyện tập mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống