Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung (2022) mới nhất - Toán 9 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§4. GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức: Học sinh hiểu được định nghĩa, nội dung định lý về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung trong đường tròn.
2- Kỹ năng: Vận dụng vào giải một số bài tập liên quan, rèn luyện tư duy lôgic trong chứng minh hình học.
3- Thái độ: Linh hoạt, tập trung.
4 Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
-Năng lưc chuyên biệt :Chứng minh nội dung định lý về góc nội tiếp trong đường tròn và chứng minh các hệ quả của góc nội tiếp trong đường tròn. Biết cách phân chia các trường hợp.
B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết M1 |
Thông hiểu M2 |
Vận dụng M3 |
Vận dụng cao M4 |
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. |
-Khái niệm về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung trong đường tròn. |
Nắm đònh lyù và cách Chöùng minh. |
Vận dụng định nghĩa, định lý và hệ quả của góc nội tiếp giai bài tập áp dụng. Bài 15 sgk |
Vận dụng định nghĩa, định lý và hệ quả của góc nội tiếp giai bài tập áp dụng |
E. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
Khởi động:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Gv đvđ: Ta biết góc nội tiếp có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh là hai dây. Nhưng nếu bây giờ một cạnh của góc trên là tiếp tuyến của đường tròn thì ta gọi tên là góc gì? |
Hs nêu dự đoán |
Mục tiêu: Bước đầu Hs nắm được khái niệm góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Dự đoán của học sinh |
4. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung – Cá nhân + cặp đôi Mục tiêu: Hs Nêu được khái niệm và xác định được đâu là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh. NLHT: Năng lực ngôn ngữ, tự học, suy luận |
|
Bước 1 Yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân kỹ hình 22 SGK và trả lời các câu hỏi : GV: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là gì? GV: Nhận biết các cung bị chắn trong từng trường hợp ở hình 22 SGK
HS hoạt động theo bàn thực hiện ?1 GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình 23, 24, 25, 26 trang 77 SGK. HS đứng tại chỗ trả lời, các HS khác tham gia nhận xét, bổ sung. GV chốt lại Gợi ý HS vận dụng định nghĩa góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ở đầu bài để giải thích H: Một góc là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung phải thỏa mãn bao nhiêu yếu tố? HS thực hiện làm vào phiếu học tập, 3 HS lên bảng trình bày ?2 GV: Kiểm tra một vài phiếu học tập, chữa bài trên bảng, chốt lại Dẫn dắt HS trả lời phần b) Bước 2: Giáo viên chốt lại vấn đề |
1. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. (sgk.tr77) x (hoặc ) là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung y - Góc có cung bị chắn là cung nhỏ AB, góc có cung bị chắn là cung lớn AB ?1 Vì : Ở hình 23, 25 không có cạnh nào của góc là tia tiếp tuyến của đường tròn (O) Ở hình 24 không có cạnh nào của góc chứa dây cung của đường tròn (O) Ở hình 26 đỉnh của góc không nằm trên đường tròn
?2 a)
|
Hoạt động 2: Định lý và hệ quả - Cá nhân + Nhóm Mục tiêu: Hs phát biểu và chứng minh được định lý và hệ quả Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,... Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh NLHT: Năng lực tự học, suy luận, giải quyết vấn đề |
|
Bước 1: GV giới thiệu, HS đọc định lý mục 2/sgk.tr78 HS đọc SGK, GV dẫn dắt HS trình bày trường hợp a), b) chứng minh như SGK. GV chốt lại
GV gợi ý HS về nhà chứng minh trường hợp c) còn lại
GV: Treo hình vẽ 28 lên bảng phụ. HS thực hiện?3 vào phiếu học tập, GV gọi HS lên bảng trình bày, dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, GV chốt lại GV: Gợi ý HS rút ra nhận xét từ kết quả ?3 (từ (1) và (2) suy ra được điều gì?) HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Dẫn dắt HS phát biểu nội dung hệ quả SGK HS: Phát biểu hệ quả Bước 2: Gv chốt lại vấn đề |
2. Định lí. (sgk.tr78) Chứng minh :
a) Tâm O nằm trên cạnh chứa dây cung: (sgk.tr78) b) Tâm O nằm bên ngoài (sgk.tr78) c) Tâm O nằm bên trong ( HS về nhà tự chứng minh) ?3 Theo hình vẽ Ta có: = sđ (1) (định lý về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung) = sđ (2)(định lý về số đo của góc nội tiếp ) Từ (1) và (2) suy ra : = 3. Hệ quả. (sgk.tr79) |
4. Câu hỏi và bài tập củng cố - Hướng dẫn về nhà:
a. Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu hỏi (MĐ1): Nhắc lại nội dung định nghĩa, định lý và các hệ quả vừa học trong bài.
+GV cho HS giải bài tập 27 SGK. (M2)
+ GV vẽ hình trên bảng
Kết quả: ( cùng bằng )
b. Hướng dẫn về nhà
+ Học bài theo vở ghi và SGK
+ BTVN: 27, 28, 29 /sgk.tr78.
+ Chuẩn bị các bài tập tiết sau luyện tập
--------------------------------------------------------***--------------------------------------------------------