Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình học 9: Ôn tập chương II (tiếp) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tt)
I. MỤC TIÊU:
1-Kiến thức: Tiếp tục củng cố và ôn tập các kiến thức đã học ở chương II.
2-Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào viêc giải một số bài tập liện quan. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh và trình bày bài tập.
3- Thái độ: Tập trung, chú ý trong học tập.
4 Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết phân tích tìm lời giải và trình bày lời giải, làm quen với dạng toán tìm vị trí một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất. Tiếp tuyến chung của đường tròn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng thấp (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Ôn tập
|
Tính chất về VTTĐ của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn. |
Vẽ hình tự ghi giả thiết và kết luận. Cách chứng minh tứ giác AEMF là hình chữ nhật. |
V/dụng hệ thức liên hệ giũa cạnh và đường cao c/m các đoạn thẳng bằng nhau. |
V/dụng t.c tiếp tuyến c/m một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn |
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình ôn tập)
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Hs được củng cố các kiến thức về đường tròn
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Hs nêu được các kiến thức liên quan đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. GV yêu cầu HS trả lời các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy bổ sung thêm điều kiện để trở thành mệnh đề đúng a/ Qua ba điểm bất kỳ bao giờ cũng vẽ được một đường tròn và chỉ một mà thôi. b/ Đường kính đi qua trung điểm của một dây cung thì vuông góc với dây đó. c/ Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền. d/ Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng đó là một tiếp tuyến của đường tròn. e/ Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông. Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
a) Sai (cần bổ sung: ba điểm không thẳng hàng) b) Sai ( cần bổ sung: một dây không đi qua tâm) c) Đúng d) Đúng e) Đúng |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Hs giải được các bài toán về đường tròn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG |
||||
GV giao nhiệm vụ học tập. GV: Cho một HS đề bài tập 42 SGK và sau đó hướng dẫn HS vẽ hình.Hs vẽ hình vào vở bài tập và tự ghi giả thiết và kết luận.
GV: Em hãy nêu cách chứng minh tứ giác AEMF là hình chữ nhật. Hướng dẫn: . GV: Gọi HS lên bảng trình bày bài giải. GV: Hướng dẫn lại cách thực hiện Hỏi: Hãy nêu cách chứng minh: ME.MO = MF.MO’? Hướng dẫn: Áp dụng hệ thức lượng trong các tam giác vuông MAO và MAO’ GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài giải. . GV: Hướng dẫn lại cách thực hiện Hỏi: Đường tròn đường kính BC có tâm ở đâu và có đi qua điểm A hay không? Hỏi: Tại sao OO’ là tiếp tuyến của đường tròn tâm M? Hỏi: Đường tròn đường kính OO’ ở đâu? Hướng dẫn: Gọi I là trung điểm của OO’ Chứng minh M (I) và BC IM M (I) BC IM
MI = BC OB
MI là đường MI // BO trung tuyến của OMO’ MI là đường trung bình của IO = IO’ hình thang OBCO’ GV: Gọi HS lên bảng trình bày Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
II. Bài tập Bài tập 42/128 SGK
Chứng minh: a/ Có MO là tia phân giác của (t/c tt) MO’ là tia phân giác của (t/c tt) Mà và là hai góc kề bù nên MO MO’ . Mặt khác: MB = MC (t/c tt); OA = OB =R nên MO là đường trung trực của AB Chứng minh tương tự: Vậy tứ giác AEMF là hình chữ nhật (tứ giác có ba góc vuông). b/ -Ta có : vuông tại A mà AE MO nên
MA2= ME.MO Tương tự: vuông tại A mà AF MO’ nên MA2= MF.MO’ Suy ra: ME.MO = MF.MO’( đpcm). c/ Vì MA = MC = MA nên đường tròn (M) đường kính BC đi qua A mà OO’ MA tại A nên OO’ là tiếp tuyến của đường tròn (M).
d/ Gọi I là trung điểm OO’ MI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của nên MI = M (I). - Hình thang OBCO’ có MI là đường trung bình (vì MB = MC và IO = IO’) MI //OB mà BC OB BC IM BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’. |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn tập lý thuyết theo các câu hỏi ôn tập và tóm tắc các kiến thức cần nhớ.
- Làm các bài tập 87, 88/ 142 SBT.
- Chuẩn bị để tiết sau ôn tập học kỳ