Giáo án Toán 9 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất

Tải xuống 4 1.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Đại số 9 chương 3 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Giáo án Đại số 9 chương 3 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất (ảnh 1)

§1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và cách giải phương trình bậc nhất 2 ẩn

2. Năng lực:

- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học: kí hiệu, tưởng tượng. NL tư duy: logic, khả năng suy diễn, lập luận toán học. NL thực hiện các phép tính.NL hoạt động nhóm. NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ      

- Năng lực chuyên biệt: Xác định được đâu là pt bậc nhất hai ẩn và biểu diễn tập nghiệm của nó.

3. Phẩm chất: luôn tích cực và chủ động trong học tập, có tinh thần trách nhiệm trong học tập, luôn có ý thức học hỏi

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…

2. Chuẩn bị của học sinh:  Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Kiểm tra bài cũ (không kiểm tragiới thiệu chương III)

Nội dung

Đáp án

Điểm

 

 

 

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Hs bước đầu nhận dạng được dạng của phương trình bậc nhất hai ẩn và số nghiệm của nó

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,...

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.

- Sản phẩm: Dự đoán của học sinh

Nội dung

Sản phẩm

Giới thiệu phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua bài toán cổ.

Gọi số gà là x, số chó là y ta có: x + y = 36; 2x + 4y = 100 là các ví dụ về phương trình bậc nhất có hai ẩn số. Vậy phương trình bậc nhất hai ẩn là gì? Có dạng như thế nào? Có bao nhiêu nghiệm và tập nghiệm được biểu diễn như thế nào?

 

Là phương trình gồm có hai ẩn x và y

Có vô số nghiệm

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

- Mục tiêu: Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và cách giải phương trình bậc nhất 2 ẩn

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,...

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.

- Sản phẩm: Hs nêu được khái niệm, tên gọi và các quy ước, xác định được cặp số (x;y) là nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn

- NLHT: NL nghiên cứu tài liệu, tự học; xác định dạng của ptr bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó; NL biểu diễn tập nghiệm của ptr bậc nhất hai ẩn

 

Nội dung

Sản phẩm

GV giao nhiệm vụ học tập.

gv giới thiệu từ ví dụ tổng quát phương trình bậc nhất hai ẩn là hệ thức dạng ax + by = c, trong đó a, b, c là các số đã biết (a0 hoặc b0)

H: Trong các ptr sau ptr nào là ptr bậc nhất hai ẩn?

a) 4x – 0,5y = 0     b) 3x2 + x = 5        c) 0x + 8y = 8.

d) 3x + 0y = 0        e) 0x + 0y = 2       f) x + y – z = 3.

GV hướng dẫn Vd 2: Xét ptr x + y = 36

Ta thấy với x = 2 ; y = 34 thì giá trị vế trái bằng vế phải, ta nói cặp số x = 2, y = 34 hay cặp số (2 ; 34) là một nghiệm của ptr.

H: Hãy chỉ ra một nghiệm khác của phưng trình?

H: Vậy khi nào cặp số (x0;y0) được gọi là một nghiệm của pt?

GV nêu chú ý: Trong mặt phẳng toạ độ mỗi nhiệm của ptr bậc nhất hai ẩn được biểu diễn bởi một điểm. Nghiệm (x0;y0) được biểu diễn bởi điểm có toạ độ (x0;y0) và cho Hs làm?1

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày và tìm nghiệm của phương trình

H: Phương trình bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm?

Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS

GV chốt lại kiến thức

1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn.

Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng: ax + by = c  -, trong đó a, b, c là các số đã biết (a0 hoặc b0)

* Ví dụ 1: (sgk.tr5 )

* Nghiệm của phương trình: (sgk.tr5 )

- Nếu tại x=x0,y=y0 mà giá trị hai vế của của ptr bằng nhau thì cặp số (x0;y0) được gọi là một nghiệm của ptr-

 

* Ví dụ 2: (sgk.tr5 )

* Chú ý: (sgk.tr5 )

 

 Cho phương trình 2x – y = 1

a) Ta thay x = 1; y = 1 vào vế trái của phương trình  2x – y = 1 ta được

 2.1 – 1 = 1 bằng vế phải => Cặp số

(1; 1) là một nghiệm của phương trình

- Tương tự cặp số (0,5; 0) là một nghiệm của phương trình.

b) Một số nghiệm khác của phương trình: (0; -1); (2; 3)  … …

 Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm, mỗi nghiệm là một cặp số.

GV giao nhiệm vụ học tập.

Gv yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin sgk để tìm hiểu cách biểu diễn tập nghiệm của ptr bậc nhất hai ẩn

H: Ta đã biết phương trình  bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm, vậy làm thế nào để biểu diễn tập nghiệm của phương trình?

HS: Nghiên cứu ví dụ SGK

GV: Yêu cầu HS biểu thị y theo x và làmSGK

GV: Giới thiệu trong mặt phẳng Oxy tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình - là đường thẳng y = 2x - 1

GV: Đường thẳng y = 2x - 1 còn gọi là đường thẳng 2x – y = 1. Gọi HS lên bảng vẽ đường thẳng  y = 2x - 1 trên hệ trục tọa độ.

GV: Tìm nghiệm tổng quát của các phương trình:  0x + 2y = 4; 0x + y = 0; 4x + 0y = 6;  x + 0y = 0?

GV: Giới thiệu tập nghiệm của phương trình (4) và (5) được biểu diễn bởi đường thẳng  y = 2 và x = 1,5 như hình vẽ

Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS

GV chốt lại kiến thức: Một cách tổng quát phương trình bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm? Tập tập nghiệm của nó được biểu diễn như thế nào?  Khi a 0, b 0 thì phương trình có dạng như thế nào? Khi a 0 và b = 0 thì phương trình dạng như thế nào? Khi a=0 và b0 thì phương trình dạng như thế nào? ® Tổng quát

2. Tập nghiệm của phương trình bậc    

nhất hai ẩn. 

* Xét phương trình 2x – y = 1 -

                                   Þ y = 2x - 1

 Có vô số nghiệm và có nghiệm tổng quát là:  

hoặc S = {(x; 2x – 1)/ xR}

Tập nghiệm của

phương trình là đường

thẳng  2x – y = 1

 

 

* Xét phương trình 0x + 2y = 4 Þ y = 2 có vô số nghiệm và có nghiệm tổng quát là:   

Tập nghiệm của phương trình là đường thẳng y = 2                       

* Xét phương trình 4x + 0y = 6 Þ x=1,5 có vô số nghiệm và có nghiệm tổng  quát là:  xRy=2                     

Tập nghiệm của phương trình là đường thẳng x = 1,5                        

x=1,5yR

* Tổng quát: (sgk.tr6)

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.

- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,...

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.

- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh

- NLHT: xác định được 1 cặp số là nghiệm của ptr bậc nhất hai ẩn

Nội dung

Sản phẩm

GV giao nhiệm vụ học tập.

Gọi Hs lần lượt giải các bài tập sau:

Bài 1

a) Kiểm tra xem các cặp số (1; 1) và (0,5; 0) có là nghiệm của phương trình 2x – y = 1 hay không ?

b) Tìm thêm một nghiệm khác của phương trình 2x – y = 1.

Bài 2: Điền vào bảng sau và viết ra sáu nghiệm của phương trình -:

x

-1

0

0,5

1

2

2,5

y = 2x –

1

 

 

 

 

 

 

 

Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS

GV chốt lại kiến thức

Bài 1:

a) Cặp số (1; 1) là nghiệm của phương trình 2x – y = 1 vì 2.1 – 1 = 1

Cặp số (0,5; 1) là nghiệm của phương trình 2x – y = 1 vì 2.0,5 – 1 ≠ 1

b) Chọn x = 2 ta có: 2.2 – y = 1 ⇔ y = 3

Vậy cặp số (2; 3) là một nghiệm của phương trình 2x – y = 1

Bài 2:

x

-1

0

0,5

1

2

2,5

y = 2x – 1

-3

-1

0

1

3

4

Vậy 6 nghiệm của phương trình là : (-1; -3), (0; 1), (0,5; 0), (1;1), (2; 3), (2,5; 4)

 

 

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Nắm vững định nghĩa, nghiệm, số nghiệm của ptr bậc nhất hai ẩn. Biết viết nghiệm tổng quát của ptr và biểu diễn tập nghiệm bằng đường thẳng.

- Bài tập về nhà số 1, 2, 3 tr 7 SGK, bài 1, 2, 3, 4 tr 3, 4 SBT

- Xem trước phần luyện tập

CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:

Câu 1:  Thế nào là ptr bậc nhất hai ẩn? Nghiệm của của ptr bậc nhất hai ẩn là gì? Ptr bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm? (M1)

Câu 2: Viết dạng tổng quát về tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn? (M2)

Câu 3:  Bài tập 1.2 sgk (M3)

 

Xem thêm
Giáo án Toán 9 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán 9 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán 9 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán 9 bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống