Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512

Tải xuống 5 1.3 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                         BÀI 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST
+ Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1)
+ Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức
+ Phát triển tư duy phân tích so sánh
3. Thái độ: Giáo dục ý thức ham học tìm hiểu sưu tầm trong tự nhiên
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV : Tranh phóng to H 23.1 và 23.2 SGK
2.HS: Vẽ tính đặc trưng của bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8)
Nhóm 1: 3 cặp NST- mỗi cặp 2 chiếc. 1 cặp chỉ có 1 chiếc (2n=7)
Nhóm 2: 3 cặp NST- mỗi cặp 2 chiếc.1 cặp có 3 chiếc (2n=9)
Nhóm 3: 3 cặp NST-mỗi cặp 2 chiếc. Cặp còn lại không có chiếc nào(2n=6)
Nhóm 4: 4 cặp NST-mỗi cặp 2 chiếc. (2n=8). Bộ NST bình thường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
-Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đó.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
3. Giảng bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG. (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1 :GV yêu cầu HS đại diện các nhóm dán tranh vẽ lên bảng.
- Các em so sánh các bức tranh có bộ NST biến dị và bức tranh có bộ NST bình
thường thấy khác nhau như thế nào ở mỗi cặp NST?
HS:
- Tranh của nhóm 1: Thiếu 1 chiếc ở 1 cặp.
- Tranh của nhóm 2: Thừa 1 chiếc ở 1 cặp
- Tranh của nhóm 3: Thiếu 1 cặp NST.
B2 :GV: Những biến đổi số lượng NST liên quan tới một hoặc một vài cặp NST
trong bộ NST của loài(< n cặp) như vậy được gọi là Thể dị bội .Cơ chế phát sinh và
có những dạng nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI THỂ
Mức độ cần đạt: Trình bày được các dạng biến đổi số lượng ở một số cặp NST

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI
THỂ
Mức độ cần đạt: Trình bày được các
dạng biến đổi số lượng ở một số cặp
NST
B1: GV kiểm tra kiến thức của học
sinh về:
? NST tương đồng
? Bộ NST lưỡng bội
? Bộ NST đơn bội
B2: GV y/c HS nghiên cứu thông tin
SGK - trả lời các câu hỏi:
? Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST
thấy ở những dạng nào
? Thế nào là hiện tượng dị bội thể
I. Thể dị bội:
- Hiện tượng dị bội thể:
Là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1
cặp NST nào đó.
- Các dạng: 2n + 1
2n – 1

 

B3:GV hoàn chỉnh kiến thức
- GV phân tích thêm có thể có 1 số cặp
NST thêm hoặc mất 1 NST : 2n 1
- Có trường hợp mất 1 cặp NST tương
đồng (2n-2)
B4: GV nêu lưu ý HS hiện tượng dị bội
gây ra các biến đổi hình thái, kích
thước …
Hoạt động 2:SỰ PHÁT SINH THỂ
DỊ BỘI
Mức độ cần đạt: Giải thích cơ chế
phát sinh thể ba(2n + 1) và thể một (2n
– 1)
B1: GV y/c HS quan sát H 23.2 - nhận
xét :
? Sự phân li cặp NST hình thành giao tử
trong:
+ Trường hợp bình thường
+ Trường hợp bị rối loạn phân bào?
Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh -
hợp tử có số lượng NST như thế nào
B2: GV treo tranh H 23.2 gọi HS lên
trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội
B3:GV thông báo ở người tăng thêm 1
NST ở cặp NST số 21 - gây nên bệnh
Đao?
Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể
II. Sự phát sinh thể dị bội:
- Cơ chế phát sinh thể dị bội:
+ Trong giảm phân có 1 cặp NST tương
đồng không phân li - tạo thành 1 giao tử
mang 2 NST và 1 giao tử không mang
NST nào (hình 23.2/sgk)
- Hậu quả: Gây biến đổi hình thái(hình
dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật
hoặc gây bệnh NST( bệnh Đao ở
người)

Kết luận chung:
HS đọc kết luận cuối bài trong SGK
C. LUYỆN TẬP (3’) (Hình thành kĩ năng mới).
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1. Cơ chế phát sinh các giao tử : ( n – 1 ) và ( n + 1 ) là do:
a. Một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.
b. Thoi vô sắc không được hình thành.
c. Cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa của giảm phân.
d. Cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.
2. Các thể lệch bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn?
a. Thể không nhiễm và thể 4 nhiễm. b. Thể không nhiễm và thể 1 nhiễm.
c. Thể không nhiễm và thể ba nhiễm d. Thể 1 nhiễm và thể ba nhiễm.
3. Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li
ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?
a. AA, Aa, A, a. b. Aa, O. c. AA, O. d. Aa, a.
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
-Đột biến thể dị bội gồm các dạng:
+ Liên quan đến 1 cặp NST : Thể 1 nhiễm (2n-1), thể 3 nhiễm (2n+1), Thể 4
nhiễm(2n+2), thể khuyết nhiễm (2n-2).
+Liên quan đến nhiều hơn một cặp NST .Vd: Liên quan đến 2 cặp:Thể 1 nhiễm
kép(2n-1-1); thể 3 nhiễm kép (2n+1+1);thể 4 nhiễm kép(2n+2+2),thể khuyết
nhiễm kép(2n-2-2).
VD: Ở lúa nước 2n=24, hãy tính số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể khuyết
nhiễm, đơn nhiễm, tam nhiễm kép, tứ nhiễm.
-Thể khuyết nhiễm:24-2=22 NST..........
Câu hỏi trắc nghiệm:
Ở ruồi giấm 2n=8, người ta đếm được trong tế bào của một cá thể có 9 NST, cá thể
này thuộc thể đột biến nào sau đây:
a.Thể 3 nhiễm b.Thể 1 nhiễm c.Thể không nhiễm d.Thể 1 nhiễm kép

(2) Ở cà chua, 2n=16. Tế bào sinh dưỡng của thể 2n-1 thuộc loài này có số lượng
NST là:
a.13 b.14 c.15 d.12
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’)
1. Học bài theo nội dung SGK
2. Trả lời các câu hỏi SGK
3. Sưu tầm tài liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội
4. Đọc và chuẩn bị trước bài 24: Đột biến số lượng NST(tiếp theo)
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống