Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512

Tải xuống 4 2.4 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                BÀI 24:ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Học sinh phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội
+ Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân
hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
+ Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc
điểm của thể đa bội trong chọn giống.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức ham học tìm hiểu sưu tầm trong tự nhiên
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV : Tranh phóng to H 24.1 ; 24.2; 24.3 và 24.4 SGK
Tranh sự hình thành thể đa bội
2.HS: Phiếu học tập: Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các
cơ quan.

Đối tượng quan sát Đặc điểm
Mức bội thể Kích thước cơ quan
Tế bào cây rêu
Cây cà độc dược
.................
.................

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

 

Hoạt động 1:HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI
THỂ:
Mức độ cần đạt:
Hình thành khái niệm
về thể đa bội, nhận biết hiện tượng đa
bội hóa và thể đa bội, nêu được đặc điểm
điển hình của thể đa bội và hướng sử
dụng các đặc điểm đó trong chọn giống.
- Thế nào là thể lưỡng bội?
- GV y/c HS thảo luận:
? Các cơ thể có bộ NST 3n; 4n; 5n … có
chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào
? Thể đa bội là gì
- GV chốt lại kiến thức
- GV thông báo: Sự tăng số lượng NST,
ADN - ảnh hưởng tới cường độ đồng
hoá và kích thước tế bào
- GV y/c HS quan sát H 24.1 và hoàn
thành phiếu học tập
- Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnh - yêu
cầu HS thảo luận
? Sự tương quan giữa mức bội thể và
kích thước các cơ quan như thế nào
? Có thể khai thác những đặc điểm nào
của cây đa bội trong chọn giống
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến
nêu được :
+ Tăng số lượng NST- tăng rõ rệt kích
thước tế bào, cơ quan
III. HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ:
- Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ
NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên
theo bội số của n (lớn hơn 2n) - hình
thành các thể đa bội.
- Dấu hiệu nhận biết:
Tăng kích thước của các cơ quan
- Ứng dụng:
+ Tăng kích thước của thân, cành - tăng
sản lượng gỗ
+ Tăng kích thước của thân, lá. củ - tăng
sản lượng rau màu
+ Tạo giống có năng suất cao(Táo, cà
chua, ngô...).

 

+ Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích
thước các cơ quan của cây.
- Làm tăng kích thước cơ quan sinh
dưỡng và cơ quan sinh sản - năng suất
cao
- GV lấy ví dụ thực tế trong sản xuất để
minh hoạ(ở cà chua. Ngô, đậu tương,
táo, cũ cải đường...)
Hoạt động 2:SỰ HÌNH THÀNH THỂ
ĐA BỘI
(giảm tải không dạy, GV tham khảo)
IV. SỰ HÌNH THÀNH THỂ ĐA
BỘI

C. LUYỆN TẬP (7’) (Hình thành kĩ năng mới).
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Thể đa bội là cơ thể mà:
A. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giảm đi một nửa
B. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bị mất số cặp nhiễm sắc thể tương
đồng
C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số n ( nhiều hơn 2n)
D. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng được bổ sung thêm một cặp vào cặp
nhiễm sắc thể mới.
Câu 2: Cơ chế nào dẫn đến phát sinh thể đa bội:
A. Bộ nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình phân bào
B. Thoi phân bào không hình thành nên toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể không phân
li
C. Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột
D. Trong quá trình phân bào bộ nhiễm sắc thể phân li bình thường
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (7’)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học
tập suốt đời.
(1)Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội là gì? Cho ví dụ?
+ Hiện tượng đa bội hóa là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo
bội số n(lớn hơn 2n) . Hiện tượng đa bội hóa tạo ra thể đa bội.
+ Cơ thể mang các tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên theo bội số n (lớn hơn 2n)
gọi là thể đa bội.
(2) Câu 2,trang 71: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu
hiệu tăng kích thước cơ quan của cây, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn. Có
thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng rau, củ cải
đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt để chọn giống có năng xuất cao
và chống chịu với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
VD: + Dưa hấu tam bội (3n), có sản lượng cao, quả to,,ngọt, không hạt.
+Rau muống tứ bội (4n) có lá to, thân to, sản lượng cao gấp đôi.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’)
-Học bài theo nội dung SGK(không yêu cầu câu 2)
-Sưu tầm tranh ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống.
-Làm các bài tập trong SGK.
-Đọc và chuẩn bị trước bài 25:
Thường biến 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống