Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể lớp 9.
Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 67 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 23.1 và cho biết: Quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?
Trả lời:
Quả của các cá thể dị bội (2n+1) khác nhau và khác với quả của cây lưỡng bội về kích thước (to hơn hoặc nhỏ hơn), hình dạng (tròn hoặc bầu dục), về độ dài của gai (dài hơn hoặc ngắn hơn), về số lượng gai (nhiều hơn hoặc ít hơn)
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 68 SGK Sinh học 9: Quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành các cá thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST
Trả lời:
Quá trình giảm phân bị rối loạn dẫn đến 1 cặp NST không phân li trong giảm phân → Quá trình giảm phân tạo ra một giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1), và một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1).
+ Giao tử không mang NST của cặp đó (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ cho hợp tử thiếu 1 NST (thể dị bội 2n - 1)
+ Giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ cho hợp tử thừa 1 NST (thể dị bội 2n+1)
Câu hỏi và bài tập (trang 68 SGK Sinh học lớp 9)
Câu 1 trang 68 SGK Sinh học 9: Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
Trả lời:
Câu 2 trang 68 SGK Sinh học 9: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n - 1)?
Trả lời:
Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1), và một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1)
Hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm (2n+1) và thể một nhiễm (2n-1)
Câu 3 trang 68 SGK Sinh học 9: Hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST như thế nào?
Trả lời:
Biến đổi số lượng NST ở từng cặp NST có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) và rối loạn sinh lí ở thể đột biến dẫn đến các hội chứng bệnh lí khác nhau thậm chí gây chết.
Ví dụ ở người gây ra bệnh Đao (3 NST số 21) và bệnh Tơcnơ (1 NST giới tính X).
Lý thuyết Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. Khái niệm đột biến số lượng NST
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả các bộ NST.
Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể dị bội và thể đa bội.
II. Thể dị bội (lệch bội)
1. Khái niệm
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Một số dạng dị bội phổ biến:
- Hậu quả: gây nên biến đổi hình thái ở thực vật (hình dạng, kích thước, màu sắc…) hoặc gây nên một số bệnh ở người (Đao, Tocno, Claiphento…).
2. Sự phát sinh thể dị bội
- Trong quá trình giảm phân, mỗi NST của cặp tương đồng phân li về 1 cực → hình thành giao tử bình thường (n) → qua thụ tinh 2 giao tử bình thường n kết hợp với nhau → hợp tử 2n.
- Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ → 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực → tạo giao tử bất thường n + 1 và n – 1 → qua thụ tinh 2 giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) → hợp tử 2n + 1 và Hợp tử 2n – 1 → thể dị bội.
3. Ý nghĩa của hiện tượng dị bội
- Đối với chọn giống: Có thể sử dụng thể không để được các NST mong muốn vào cơ thể lai.
- Đối với di truyền học: Có thể sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên NST.
- Đối với tiến hóa: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.