Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết và hiểu được khái niệm biến dị.
- Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
- Trình bày nguyên nhân phát sinh đột biến gen (ĐBG).
- Trình bày được tính chất biểu hiện và ý nghĩa của đột biến gen đối với sinh vật và
con người
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp(1p):
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. |
||
? Nhắc lại thế nào là di truyền, thế nào là biến dị? Kể tên các cấu trúc vật chất di truyền? HS trả lời-> GV nhận xét và cho điểm. - GV giới thiệu qua nội dung chương IV: Như vậy các em đã biết cấu trúc vật chất di truyền là gen, ADN, NST. Vậy các biến dị có liên quan đến cấu trúc vật chất di truyền hay không chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề này trong chương IV. GV giới thiệu khái quát các biến dị di truyền do đột biến: Đột biến Đột biến gen Đột biến nhiễm sắc thể Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST GV: Trong phạm vi bài học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu về đột biến gen. Còn đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST và thường biến chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt ở các bài tiếp theo. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen. |
3
- nguyên nhân phát sinh đột biến gen (ĐBG). - tính chất biểu hiện và ý nghĩa của đột biến gen đối với sinh vật và con người. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. |
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. TÌM HIỂU CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN: * Đoạn ADN ban đầu (a) có: - Số cặp nuclêôtít: ..... - Trình tự các cặp nuclêôtít: .......................................... .......................................... * Đoạn ADN bị biến đổi:
|
- HS quan sát kĩ H 21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit. - Thảo luận, thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập. |
I. Đột biến gen là gì? (10p) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen l.quan tới 1 hoặc 1 số căp nuclêotit. - Đột biến gen bao gồm các dạng sau: + Mất cặp nucleotit. + Thêm cặp nucleotit. + Thay thế cặp nucleotit |
4
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. - GV: Thời gian thảo luận là 3 phút. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập của các nhóm và các nhóm nêu ý kiến . - GV hoàn chỉnh kiến thức. ? Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào? - GV đưa ra phiếu học tập để học sinh làm nhận biết một số dạng đột biến? - GV nhấn mạnh: Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nucleotit, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN. Ngoài ra còn có đảo vị trí cặp nucletit |
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. ? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen? - GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường (bên ngoài: tia phóng xạ, hoá chất... bên trong: quá trình sinh lí, sinh hoá, rối loạn nội bào). - Tích hợp: Gv đưa thông tin Mỹ rải chất độc đioxin xuống Việt |
- HS tự nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời, rút ra kết luận. - Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức. |
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen (16p) - Tự nhiên: Do rối loạn quá trình tự sao chép của AND dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. - Nhân tạo: Do con người sử dụng các tác nhân vật lý, hoá học gây đột biến. |
5
Nam và tác hại của chất độc màu da cam ở Việt Nam. ? Từ các nguyên nhân trên các em thảo luận nêu một số biện pháp để hạn chế phát sinh đột biến gen. - GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống. - GV: Vậy đột biến gen có làm tính trạng bị thay đổi không và đột biến gen có vai trò như thế nào -> mục III. |
- HS thảo luận : Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nêu nhận xét. |
|
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.2; 21.3; 21.4 và tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi: ? Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người? ? Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình? - Giới thiệu lại sơ đồ: Gen mARN prôtêin tính trạng. |
- HS hiểu được : + Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa. + Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng. + Đột biến gen làm biến đổi ADN dẫn tới làm thay đổi trình tự aa và làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá kết quả dẫn tới gây biến đổi kiểu hình. - HS: Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong |
III. Vai trß cña ®ét biÕn gen (10p). - Đột biến gen dẫn đến biến đổi cấu trúc protein, gây nên biến đổi ở kiểu hình - Đột biến gen làm phá vỡ cấu trúc hài hòa trong kiểu gen đã được chọn lọc lâu đời nên thường biểu hiện ra kiểu hình có hại. - Tuy nhiên cũng có những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật. - Vai trò: Đột biến gen có lợi cho con người -> được |
6
? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? - GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm. ? Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất? - GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến tự nhiên ở cừu chân ngắn, đột biến tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa. ? ĐBG được biểu hiện khi nào? ( khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn ) - GV nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. |
KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu dài trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Protein. - HS: Tăng chất lượng sản phẩm, tăng sức chịu đựng, tăng năng suất ... hoặc có hại. - HS liên hệ thực tế. - Lắng nghe và itếp thu kiến thức. |
ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. |
||
Câu 1: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là: A. vi khuẩn |
7
B. động vật nguyên sinh C. 5BU D. virut hecpet. Câu 2: Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen A. biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử B. cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình C. biểu hiện ngay trên kiểu hình. D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. Câu 3: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến Câu 4: Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường B. ngắn hơn so với m ARN bình thường C. dài hơn so với mARn bình thường. D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường. Câu 5: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là: A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A. B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. C. thay thế cặp A-T thành cặp X-G D. mất cặp nuclêôtit A-T hoặc G-X. Câu 6: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau. C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. Khi ở trạng thái đồng hợp tử Câu 7: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì |
8
A. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ. B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loại quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. D. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. Câu 8: Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng? A. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. B. Đột biến gen là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử. C. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gen sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến. D. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính. Câu 10: Đột biến gen có những điểm nào giống biến dị tổ hợp? A. Đều thay đổi về cấu trúc gen. B. Đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đều là biến dị di truyền. D. B và C đều đúng. |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập |
9
GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - HS1: Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Cho ví dụ? (4đ) - HS2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen? (6đ) 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. * Đáp án: 1, - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêotit. Đột biến gen xảy ra tại 1 điểm nào đó trong phân tử ADN (1đ ) - Đột biến gen bao gồm các dạng sau: Mỗi dạng được 1đ Ví dụ: + Gen bị mất cặp nucleotit. + Thêm cặp nucleotit. + Thay thế 1 hoặc 1 số cặp nucleotit này bằng 1 hay 1 số cặp nucleotit khác. 2, Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein và biểu hiện tính trạng của cơ thể. (2đ) |
* Tìm hiểu một số đọt biến có lợi cho sản xuất - Trong thực tiễn sản xuất, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật. (1đ) Ví dụ đột biến tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa. (1đ) - Đột biến gen ở vật nuôi, cây trồng có lợi cho con người vì nó cung cấp cho con người nguồn biến dị để chọn lựa những dạng phù hợp có lợi đối với con người, qua đó tạo ra các giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt. |
4. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi.
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK
- Đọc và soạn trước bài 22,23,24 “ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”