Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512

Tải xuống 6 3.5 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
                                                                            BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen
+ Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con
người
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm với thái độ tham gia thảo luận tích cực,
nghiêm túc
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3.Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tránh các đột biến có hại.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV: - Tranh phóng to H 21.1 SGK
- GV chia lớp thành 4 nhóm cố định (tương ứng với 4 tổ), mỗi nhóm có nhóm
trưởng đại diện. Các nhóm tìm những biến dị ( các cá thể có kiểu hình khác với
kiểu hình bình thường ) ở bò, khoai lang, cừu, cây mạ, cây lúa, lợn, người, mai
vàng, sầu riêng (thông qua sách, báo, tranh, ảnh, phim, internet……)
2. HS - Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen
+ Đoạn ADN ban đầu (a): Có ……….cặp nuclêôtít, trình tự các cặp nuclêôtít
+ Đoạn ADN bị biến đổi:

Đoạn ADN Số cặp nuclêôtít Điểm khác so với đoạn a Đặt tên dạng biến đổi
b
c
d

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

-Phân biệt hiện tượng di truyền và biến dị? Nêu tên một loại biến dị xuất hiện ở
phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen mà em đã biết?
-Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
3. Giảng bài mới:
A. Hoạt động khởi động. (3’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng lên bảng dán ( bằng nam châm) các nội
dung đã chuẩn bị của nhóm mình bằng cách viết vào tờ giấy A3.
- Nội dung: Lợn có đầu và chân sau dị dạng, mai vàng 150 cánh, cừu chân ngắn,
sầu riêng hạt lép, cây mạ màu trắng, bò 6 chân, lúa cứng cây, củ khoai lang có hình
dạng giống người,
người có bàn chân - bàn tay 6 ngón, cụt bàn tay- bàn chân bẩm sinh.
B2: GV: Nhận xét về sự chuẩn bị bài của mỗi nhóm.
B3: GV giảng giải:
+ Biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền.
+ Biến dị di truyền có các biến đổi trong NST và ADN.
+ Nguyên nhân xuất hiện dị dạng ở các sinh vật trên có liên quan tới một loại biến
dị mà bài học hôm nay chúng ta xét đó là Đột biến gen.
B. Hoạt động hình thành kiếm thức:
Mục tiêu:Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ ?
Mục tiêu: Hiểu và trình bày được khái niệm đột biến gen.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ
?
B1:
GV y/c HS quan sát H 21.1 thảo
luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập
I. ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ ?
- Đột biến gen là những biến đổi trong
cấu trúc của gen
- Các dạng đột biến gen:

 

B2: GV kẻ nhanh phiếu lên bảng gọi
HS lên làm.
B3: GV hoàn chỉnh kiến thức
Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtít
- Đột biến gen là biến dị di truyền được
(khác với thường biến không di truyền
được)

 

Đoạ
n
AD
N
Số cặp
nuclêôtí
t
Điểm khác so với
đoạn a
Đặt tên dạng
biến đổi
b 4 Mất cặp G-X Mất 1 cặp nu
c 6 Thêm cặp T-A Thêm 1 cặp
d 5 Thay cặp T-A bằng
cặp G-X
Thay cặp nu
này bằng cặp
nu khác

 

Hoạt động 2:NGUYÊN NHÂN PHÁT
SINH ĐỘT BIẾN GEN
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK - nêu
được :
? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến
gen
- GV nhấn mạnh: trong điều kiện tự
nhiên do sao chép nhầm của phân tử
ADN dưới tác động của môi trường
+ Do ảnh hưởng của môi trường
+ Do con người gây nên đột biến nhân
tạo
Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA ĐỘT
BIẾN GEN
II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH
ĐỘT BIẾN GEN
- Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình
tự sao chép của AND dưới ảnh hưởng
của môi trường trong và ngoài cơ thể
- Thực nghiệm: Con người gây ra các
đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học.
III. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN

 

B1: GV y/c HS quan sát H 21.2; 21.3 ;
21.4 - trả lời các câu hỏi:
? Đột biến nào có lợi cho sinh vật và
con người
? Đột biến nào có hại
B2: GV cho HS thảo luận
? Tại sao đột biến gen gây biến đổi
kiểu hình
? Nêu vai trò của đột biến gen
- HS nêu được :
+ Đột biến có lợi: Cây cứng nhiều bông
ở lúa
+ Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu
và chân sau của lợn dị dạng
- HS vận dụng Kiến thức nêu được:
Biến đổi AND - thay đổi trình tự các a
xít amin - biến đổi kiểu hình
B3: GV lấy ví dụ như SGK
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình
thường có hại cho bản thân sinh vật
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con
người
có ý nghĩa trong chăn nuôi và
trồng trọt

Hoạt động luyện tập (3’) (Hình thành kĩ năng mới).
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1.Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK
2.GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
(1). Những dạng đột biến gen nào thường gây nghiêm trọng cho sinh vật?
a. Mất và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nu.
b. Thêm và thay thế 1 cặp nucleotit.
c. Mất và thay thế 1 cặp nucleotit.
d. Thêm và mất 1 cặp nucleotit.
(2). Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?
a. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba.
b. Dễ xảy ra hơn so với cỏc dạng đột biến gen khác.
c. Làm thay đổi trình tự nu của nhiều bộ ba.

d. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác.
(3). Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành
phần aa trong chuỗi pôlipeptit ?
a. Mất 1 cặp nucleotit. b. Thêm 1 cặp nucleotit.
c. Chuyển đổi vị trí của 1 cặp nucleotit. d. Thay thế 1 cặp nucleotit.
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học
tập suốt đời.
1.Xác định dạng đột biến khi biết cấu trúc của gen sau đột biến:
-Sau đột biến có:
+ Tổng số nu và tổng số liên kết hidro không thay đổi -> thay thế cặp nu cùng loại.
+Tổng số nu không đổi và tổng số liên kết hidro thay đổi -> thay thế cặp nu khác
loại.
+Tổng số nu và tổng số liên kết hidro đều thay đổi -> có thể mất hoặc thêm cặp nu.
-Tính số nu, chiều dài gen đột biến
-Xác định dạng đột biến
-Tính chiều dài của gen, trong từng trường hợp.
+ Nếu đột biến mất nu L= L ban đầu – số cặp nu bị mất x 3,4 A
0
+ Nếu đột biến thêm nu L=L ban đầu +số cặp nu thêm x 3,4 A0
+ Nếu đột biến dạng thay thế-> L=L ban đầu
Bài tập vận dụng:
1.Gen B có chiều dài 4080 A0 , có A =2G. Gen B bị đột biến thành gen b có chiều
dài không đổi nhưng có số lk H tăng thêm 1. Xác định chiều dài, số nu từng loại
của gen b, biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nu.
Giải : Gen B: A=T=400; G=X=800.
Dạng Đb Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Gen b:A=T=399; G=X=801.

2.Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến phát sinh trong tự nhiên hoặc do con
người tạo ra.
-Đb do con người tạo ra:
+ Tạo ra đột biến mai vàng 150 cánh.
+ Sầu riêng cơm vàng hạt lép(bến tre)
- Đb phát sinh trong tự nhiên:
+Bò 6 chân
+Củ khoai có hình dạng giống người.
+Người có bàn tay 6 ngón
3.Hãy kể những đột biến ở người do chất độc màu da cam của Mĩ rải xuống miền
nam VN gây ra.
-Người bị cụt bàn chân, bàn tay, quái thai....
* 4. Dặn dò. (1’)
- Học bài theo nội dung SGK
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc và chuẩn bị trước bài 22: Đột biến cấu trúc NST
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống