Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 9: NGUYÊN PHÂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS tr/bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì TB, diễn biến cơ bản của NST qua
các kì NP.
- HS phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
- HS hiểu và liên hệ được sự phân li của NST -> Sự phân li của các gen trên đó.
- Phân tích được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái, số lượng (ở TB mẹ, TB con) qua các kì của
NP.
- Vận dụng giải thích được cơ sở vật chất DT trong cơ thể con giống cơ thể mẹ ở loài sinh sản
vô tính.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành- phát triển
a. Các năng lực chung
+ NL tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng
lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận về các nội dung, ghi chép, báo cáo kết quả.
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Sưu tầm BT liên quan đến sự biến đổi hình thái
NST trong chu kì TB, diễn biến cơ bản của NST qua các kì NP.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận. Kiến thức về nguyên phân
- Năng lực tính toán. Tính toán để xác định bộ NST, số cromatit, số tâm động trong các kì
của quá trình nguyên phân.
4. Các nội dung tích hợp- Trải nghiệm:
II. Chuẩn bị
* GV: Tranh phong to H9.1, H9.2 - SGK.
Bảng phụ 9.1 SGK: Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì.
Hình thái NST | Kì trung gian | Kì đầu | Kì giữa | Kì sau | Kì cuối |
Mức độ duỗi xoắn | Cực đại | Duỗi xoắn ít | Cực đại |
Mức độ đóng xoắn | Đóng xoắn ít | Cực đại | |||
Trạng thái NST | Bắt đầu nhân đôi | Kép | Kép | Đơn | Đơn |
Bảng 9.2: Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân
Các kì | Những diễn biến cơ bản của NST |
Kì đầu | - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - Các NST đính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động |
Kì giữa | - Các NST kép đóng xoắn cực đại - Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kì sau | - Từng NST chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về phía hai cực của TB |
Kì cuối | - Các NST đơn giãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất |
* HS: Nghiên cứu bài ở nhà. Kẻ sẵn bảng 9.1 – 9.2/27-28 vào vở bài tập.
3. Câu hỏi- bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB). Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian.
Câu 2(TH). Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn của bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 3(VD). Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruối giấm dang ở kì sau của nguyên phân số NST
trong tế bào đó là :
A. 4 NST B. 8 NST C. 16 NST D. 32 NST
Câu 4(VD). Ở ngô 2n = 20. Một tế bào ngô đang ở kì cuối của nguyên phân số NST trong tế bào
đó là :
A. 10 NST B. 20 NST C. 40 NST D. 80 NST
III. Phương pháp dạy học
- Quan sát tìm tòi. Đàm thoại, HĐ nhóm chuyên gia.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Ngày giảng | Lớp | Kiểm diện |
9A3 |
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: NST là gì? Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình
phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
Đáp án:
- NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc
nhuộm mang tính kiềm (3 điểm).
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân (2 điểm).
- Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa: NST gồm hai crômatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất)
chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc. Một số NST còn
có eo thứ hai. Mỗi crômatit bao gồm một phân tử ADN và prôtêin loại histôn (5 điểm).
3. Các hoạt động dạy học:
TB của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng, tuy nhiên hình thái của
NST lại biến đổi qua các kì của chu kì TB.
Hoạt động 1. Tìm hiểu biến đổi hình thái NST trong chu kì TB (10 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu, trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì TB.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan…
Phương tiện: Tranh phong to H9.1- SGK.
Bảng phụ 9.1 SGK: Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì.
* Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV treo tranh hình 9.1 và 9.2 phóng to. - HĐ cá nhân: + Phát biểu khái niệm chu kì tế bào dựa vào thông tin và H 9.1 SGK - 27? HS: Phát biểu khái niệm về chu kì tế bào. GV giải thích: Cơ thể lớn lên được là nhờ sự phân chia tế bào, vòng đời của mỗi tế bào có khả năng phân chia gọi là chu kì tế bào. |
I Biến đổi hình thái NST trong chu kì TB - Cơ thể lớn lên nhờ quá trình phân bào. - Chu kì TB là sự lặp lại 1 vòng đời tế bào gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên phân. |
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H9.1 -Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Giai đoạn nào chiếm nhiều thời gian nhất? HS quan sát, trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. Dự đoán câu trả lời: Gồm có 2 giai đoạn: + Kì trung gian (chiếm nhiều thời gian hơn). + Kì phân bào. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý: - Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, trao đổi chất rất mạnh, NST nhân đôi, nhiều bộ phận khác của tế bào của được tạo thêm, kì này chiếm 90% tổng thời gian của chu kì tế bào. + Quá trình phân bào gồm mấy kì? HS quan sát, trả lời. Dự đoán câu trả lời: Gồm có 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. GV thông báo: NST – thể nhiễm màu vì nó bị bắt màu bởi thuốc nhuộm kiềm tính. Nhuộm màu NST ở các kì của nguyên phân người ta xác định được hình thái NST như tranh hình 9.2 (Treo tranh). GV Treo bảng phụ 9.1 yêu cầu hs hoàn thành bảng phụ. Cá nhân hoàn thành bảng phụ vào vở bài tập hoặc phiếu học tập. 1HS hoàn thành bảng phụ của GV HS khác nhận xét bổ sung. GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng chuẩn. HS: Nghe giảng, ghi nhớ kiến thức. |
- Chu kì mỗi TB gồm 2 giai đoạn: + Kì trung gian: TB lớn lên và có nhân đôi NST. + Kì phân bào (Quá trình phân bào nguyên nhiễm) gồm 4 kì: kì đầu; kì giữa; kì sau; kì cuối. - Trong nguyên phân NST bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu, đóng xoắn cực đại ở kì giữa (dạng đặc trưng), sau đó lại tháo xoắn ở kì sau và kì cuối, dãn xoắn hoàn toàn (dạng sợi) ở kì trung gian -> Có tính chất chu kì. |
+ Nêu sự biến đổi hình thái NST? HS quan sát, trả lời: Dự đoán câu trả lời: Từ kì đầu đến kì giữa NST ở trạng thái kép, kì sau và cuối ở trạng thái NST đơn. GV nhận xét và chốt lại kiến thức. |
- Kết thúc quá trình phân bào là sự phân chia TBC tạo 2TB mới. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình NP (14 phút)
Mục tiêu: HS trình bày được cấu trúc điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
Phương pháp: Đàm thoại, HĐ nhóm chuyên gia…
Phương tiện: Tranh phong to H9.2- SGK. Bảng phụ
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV giới thiệu: Quá trình nguyên phân xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử. GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 HĐ cá nhân trả lời câu hỏi: Mô tả hình thái NST ở kì trung gian? Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì? HS quan sát, trả lời. Dự đoán câu trả lời: + NST ở dạng sợi. + Hiện tượng NST tự nhân đôi. GV nhận xét, chốt lại kiến thức và giới thiệu hiện tượng trung tử nhân đôi thành 2 trung tử. - HĐ nhóm 7 phút: GV: Treo bảng phụ bảng 9.2 và yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm 4 phút các nhóm lần đâu, 3 phút với nhóm lần 2 và hoàn thành bảng 9.2 vào vở đã kẻ sẵn. Trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân? |
II. Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình NP 1. Kì trung gian: NST tháo xoắn cực đại thành sợi dài, mảnh; mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kép. Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử. 2/. Diễn biến của NST trong nguyên phân: (Bảng 9.2). |
Lớp chia 8 nhóm Nhóm : 1,2 : Kì đầu. Nhóm 3,4 : Kì giữa. Nhóm 5,6 : Kì sau. Nhóm 7,8 : Kì Cuối Sau thời gian thảo luận Gv cho lập nhóm mới đủ các thành viên của nhóm 1,2,3,4,5,6,7,8 cũ=> trao đổi nhóm hoàn thành hoàn thành bảng 9.2. GV: Gọi đại diện 1 nhóm lên điền bảng, HS khác NX, bổ sung. GV: Đưa ra bảng đáp án đúng và chốt lại kiến thức. Thống nhất ý kiến HS đi đến đáp án bảng 9.2. GV giải thích: + Sự xuất hiện và biến mất của nhân, màng nhân, thoi phân bào. + Ở kì sau có sự phân chia TB chất và các bào quan. - Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa động vật và thực vật. + Kết quả nguyên phân ? + So sánh tế bào con với nhau và với tế bào mẹ? HS quan sát, trả lời. GV nhận xét, chốt ý. |
3. Kết quả: Từ 1TB ban đầu tạo ra 2TB con có bộ NST giống nhau và giống TB mẹ. |
Hoạt động 3: Ý nghĩa của nguyên phân (10 phút)
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan…
Phương tiện: Tranh phong to H9.2- SGK. Bảng phụ
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
- HĐ cá nhân. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục IIISGK29, Quan sát lại H9.2, bảng phụ phần 2 trả lời các câu hỏi: + Số lượng tế bào thay đổi như thế nào sau mỗi lần nguyên phân?( số tế bào tăng gấp đôi.) |
III. Ý nghĩa |
+ Nguyên phân có vai trò như thế nào đối với quá trình sinh trưởng, sinh sản của sinh vật? (Giúp cơ thể lớn lên sinh sản.) + Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống tế bào mẹ? (Sự tự nhân đôi NST 1 lần ở kì trung gian, phân li đồng đều NST về 2 cực của tế bào ở kì sau.) + Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi -> Điều đó có ý nghĩa gì ? ( Bộ NST của loài được ổn định.) + Loài sinh sản hữu tính nhờ cơ chế nào đảm bảo ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ? (Nhờ các cơ chế nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.) HS quan sát, đọc mục thông tin trong sgk trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Ý nghĩa thực tiễn của giâm, chiết ghép. GV: Chốt lại kiến thức. |
- Nguyên phân là hình thức sinh sản vô tính của TB và sự lớn lên của cơ thể. - Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB. |
4. Củng cố (5 phút):
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở phần chuẩn bị.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
- GV yêu cầu HS về nhà học bài; Vẽ các hình ở bảng 9.2 vào vở.
- Dành cho HS giỏi hoàn thành bài tập: Tính số NST, trạng thái NST, số crômatit và số tâm
động trong mỗi tế bào trong từng kì của nguyên phân.
Kì Cấu trúc |
Trung gian | Đầu | Giữa | Sau | Cuối | |
TB chưa tách | TB đã tách | |||||
Số NST Trạng thái NST Số crômatit Số tâm động |
2n Kép 4n 2n |
2n Kép 4n 2n |
2n Kép 4n 2n |
4n Đơn 0 4n |
4n Đơn 0 4n |
2n Đơn 0 2n |
- GV yêu cầu HS kẻ sẵn B10 vào vở, nghiên cứu trước bài 10.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...........................