Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất

Tải xuống 7 2.8 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                  BÀI 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
:
- HS trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực chất của quá trình thụ tinh.
- Nêu được sự giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
- HS hiểu được cơ sở TBH của sự phát sinh BDTH là do sự PLĐL và THTD của các NST.
- HS phân tích được ý nghĩa của các quá trình NP, GP và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phát triển tư duy lý luận, so sánh.
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
- Gây được hứng thú cho HS, ý thức tự hoc và lòng say mê môn học.
- Giúp học sinh nhìn nhận thế giới theo quan điểm duy vật biện chứng.
* Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về quy luật di truyền.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn, tính toán, tìm mối liên hệ.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK.
Tích hợp giáo dục đạo đức:
+ Sự tôn trọng giá trị bản thân, sự độc lập trong cuộc sống thông qua vai trò của sự
tạo thành giao tử đực, giao tử cái, sự thụ tinh.
+ Qua ý nghĩa của quá trình giảm phân, thụ tinh
GD học sinh sống biết tôn
trọng, yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình
hạnh phúc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh H.11 - SGK/34: Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở động vật.
- Thông tin SGK trang 48,49 sách Di truyền học, sinh học phát triển.

- Bảng phụ: Sự khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái:

Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào B1 GPI ->1 thể cực t1 + noãn bào
B2.
- Noãn bào bậc 2GPII -> 1 thể cực t
2 + 1 trứng.
- Kết quả:1 noãn bào B1(2n) GP tạo ra 3 thể
cực + 1trứng (n).
- Tế bào bậc 1 GPI -> 2 tinh bào bậc 2.
- Tế bào bậc 2 GPII -> 2 tinh tử bậc (sau
phát triển thành 2 tinh trùng).
- Kết quả: Tinh bào B1 (2n) GP tạo ra 4 tinh
trùng (n).

2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.
3. Câu hỏi - Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB) :
Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là:
A. Nguyên phân                 B. Giảm phân     C. Thụ tinh                         D. Nguyên phân và giảm phân
Câu 2(TH): Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:
A. 1 trứng và 3 thể cực      B. 4 trứng           C. 3 trứng và 1 thể cực             D. 4 thể cực
Câu 3(VD): Ở một loài, giả sử một lần thụ tinh có 100000 tinh trùng tham gia. Cá thể cái sau
thụ tinh đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định số hợp tử được tạo
thành.
A. 100000.           
B. 25.            C. 100002.            D. 15.
Câu 4(VD): Câu hỏi 4 SGK-sinh 9 trang 36
Đáp án: 1A, 2A, 3B, 4 C.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại. Hoạt động nhóm, trực quan. Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi:
1.
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa giảm phân I và giảm phân II?
Đáp án:
Giống nhau: Đều gồm các kì như nhau, các thành phần biến đổi như nhau.
Khác nhau:

Giảm phân I Giảm phân II
Kì trung gian Nhân đôi NST Không nhân đôi NST
Kì đầu Các NST kép tiếp hợp, xảy ra trao
đổi chéo
Không xảy ra tiếp hợp, trao đổi chéo
Kì giữa Các NST kép xếp thành 2 hàng
trên mặt phằng xích đạo.
Xếp 1 hàng
Kì sau Cặp NSt kép phân li NST kép tách nhau
Kì cuối 2 TB con có bộ NST đơn bội kép Các NST con có bộ NST đơn bội

3. Các hoạt động dạy học:
GV thông báo: Sự hình thành giao tử ở giới động vật và thực vật là khác nhau.
Bài 11 chỉ nghiên cứu sự hình thành giao tử ở động vật. Các TB con được tạo thành qua giảm
phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng có sự khác nhau ở sự hình thành giao tử đực và
giao tử cái.
Hoạt động 1. Sự phát sinh giao tử (19 phút)
*Mục tiêu: HS trình bày được quá trình phát sinh giao tử, nêu được những điểm giống nhau

khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái.
Phương pháp :HĐ nhóm , Đàm thoại, quán sát tìm tòi….
Phương tiện : Bảng phụ, tranh H 11
* Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- GV yêu cầu HS q/s H.11, nghiên
cứu thông tin SGK trả lời:
Hãy trình bày quá trình phát sinh
giao tử cái?
HS: Dựa vào hình vẽ SGK/34 trả lời.
I. Sự phát sinh giao tử
- Quá trình phát sinh giao tử cái: Các TB mầm NP
liên tiếp nhiều lần -> nhiều noãn nguyên bào ->
noãn bào B1 -> chín thực hiện quá trình giảm
phân.

 

GV: Trình bày quá trình phát sinh
giao tử đực?
HS: Dựa vào hình vẽ SGK/34 trả lời.
GV: NX và chốt lại kiến thức.
HS: Nghe giảng, ghi nhớ kiến thức.
- HĐ thảo luận nhóm 5 phút:
+
So sánh sự giống và khác nhau
giữa sự phát sinh giao tử đực và giao
tử cái?
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý
kiến và điền vào phiếu học tập.
- GV đi các nhóm quan sát, giúp đỡ
nhóm yếu.
GV: Đưa đáp án đúng cho HS so sánh
đối chiếu và sửa chữa.
HS: So sánh đối chiếu, sửa chữa.
GV:
So sánh bộ NST của 4 giao tử
được hình thành?
GP lần I 1 Thể cực thứ nhất 1thể cực.
1thể cực.
1 Noãn bào bậc 2 GP lần II 1thể cực thứ 2.
1 trứng.
- Quá trình phát sinh giao tử đực: Các TB mầm NP
liên tiếp nhiều lần -> nhiều tinh nguyên bào ->
tinh bào B1-> chín thực hiện quá trình giảm phân.
GP lần I Tinh bào B2 Tinh tử -> TT
Tinh tử-> TT
Tinh bào bậc 2 Tinh tử -> TT
Tinh tử -> TT
* Giống nhau:
+ Các TB mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên
bào) đều thực hiện NP liên tiếp nhiều lần.
+ Noãn bào, tinh bào B1 đều thực hiện GP tạo ra
giao tử.
* Khác nhau
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào B1 qua
GP I cho thể cực thứ
nhất (kích thươc nhỏ)
và noãn bào bậc 2
(kích thước lớn).
- Noãn bào B2 qua
GP II cho thể cực thứ
2 (kích thước nhỏ) và
1 tế bào trứng (kích
thước lớn).
- Kết quả: Mỗi noãn
bào bậc 1 qua giảm
- Tinh bào bậc 1 qua
giảm phân I cho 2
tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2
qua giảm phân II cho 2
tinh tử, các tinh tử phát
triển thành tinh trùng.
- Từ mỗi tinh bào bậc
1 qua giảm phân cho 4
tinh tử (4 tinh trùng).

 

- Phương án HS trả lời: 4 giao tử đều
chứa NST đơn bội (n) nhưng lại khác
nhau về nguồn gốc.
GV: Gợi ý để HS nhớ lại kiến thức:
Số lượng giao tử ở tế bào (2n) = 2
n
loại.
+ Sự khác nhau về kích thước và số
lượng của trứng và tinh trùng có ý
nghĩa gì?
HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận
xét, bổ sung.
- Phương án HS trả lời:
- Tinh trùng có kích thước nhỏ, số
lượng lớn đảm bảo quá trình thụ tinh
hoàn hảo.
- Trứng số lượng ít, kích thước lớn
chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi
hợp tử và phôi (ở giai đoạn đầu).
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục “em
có biết” để tìm hiểu sự phát sinh giao
tử ở cây có hoa.

phân cho 2 thể cực và
1 tế bào trứng.

Hoạt động 2. Thụ tinh (8 phút)
* Mục tiêu: HS xác định được bản chất của quá trình thụ tinh, giải thích được sự khác nhau
về
nguồn gốc của NST trong các hợp tử.
Phương pháp : HĐ nhóm, Đàm thoại, quán sát tìm tòi….
Phương tiện :
* Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm 5
phút trả lời câu hỏi:
Trình bày khái niệm của thụ tinh?
+ Bản chất của quá trình thụ tinh như thế nào?
+ Tại sao sự kết hợp giữa các giao tử đực và cái lại tạo hợp tử
chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
HS: Dựa vào thông tin SGK/35 trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Dự kiến câu trả lời: Trong giảm phân hình thành giao tử do sự
phân li độc lập của các cặp NST tương đồng -> Tạo nên 2n loại
giao tử khác nhau về nguồn gốc. Sự kết hợp ngẫu nhiên của giao
tử đực và giao tử cái => Hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau
về nguồn gốc.
- GD đạo đức:
+ Sự tôn trọng giá trị bản thân, sự độc lập trong cuộc
sống thông qua vai trò của sự tạo thành giao tử đực, giao
tử cái, sự thụ tinh.
+
Nếu sự thụ tinh có chọn lọc sẽ cho kết quả như thế nào?
( Tạo nên cá thể con có những đặc điểm mong muốn.)
GV: Chốt lại kiến thức.
II. Thụ tinh
1. Khái niệm:
Thụ tinh
là sự kết hợp ngẫu nhiên
giữa một giao tử đực và
một giao tử cái tạo thành
hợp tử.
2. Bản chất
Là sự kết hợp của hai
bộ nhân đơn bội (n
NST) tạo ra bộ nhân
lưỡng bội ( 2n NST) ở
hợp tử có nguồn gốc
từ bố và mẹ.

Hoạt động 3: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
Phương pháp :HĐ nhóm , Đàm thoại, quán sát tìm tòi….
Phương tiện :
* Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK thảo luận nhóm bàn
2 phút trả lời câu hỏi:
+ Trình bày ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền?
+ Giảm phân và thụ tinh còn có ý nghĩa gì về mặt biến dị ?
II. Ý nghĩa của giảm
phân và thụ tinh

 

HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi. Nhóm
khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.
- Trong quá trình HS thảo luận GV đi các nhóm quan sát, giúp đỡ
nhóm yếu
- Dự kiến câu trả lời của HS:
+ Giảm phân tạo bộ NST đơn bội.
+ Thụ tinh: Khôi phục bộ NST lưỡng bội.
+ Tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau (biến dị
tổ hợp).
+
Ý nghĩa của GP, TT và DTBD trong thực tiễn?
HS: Trả lời câu hỏi: Tạo biến dị tổ hợp -> là nguyên liệu cho chọn
giống, tiến hóa.
- GDĐĐ: GD học sinh sống biết tôn trọng, yêu thương anh
em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia
đình hạnh phúc.
- Duy trì ổn định bộ
NST đặc trưng của các
loài sinh sản hữu tính
qua các thế hệ cơ thể.
- Tạo ra nguồn biến dị tổ
hợp phong phú cho chọn
giống và tiến hoá.

4. Củng cố (4 phút):
A/ Làm bài tập trắc nghiệm phần chuẩn bị.
B/ Bài tập 5/36
Trả lời:
* Sự PLĐL của 2 cặp NST tương đồng nói trên tạo các tổ hợp NST sau trong các gi/tử: AB;
Ab; aB; ab.
* Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử nói trên trong thụ tinh, sẽ tạo ra 9 kiểu tổ hợp
NST khác nhau trong các hợp tử là AABB ; AAbb ; AaBB ; AABb; AaBb; aaBB ; Aabb; aaBb ; aabb.
5.
Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
- GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK/36.
- Bài tập về nhà: 10 tế bào sinh dục đực giảm phân hình thành giao tử. Xác định số tế bào sinh
dục cái cần để giảm phân tạo ra trứng đủ thụ tinh số tinh trùng trên?
- GV yêu cầu đọc mục “Em có biết”, nghiên cứu trước Bài 12.
V. Rút kinh nghiệm 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống