Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới, chuẩn nhất

Tải xuống 4 1.4 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng

  • Trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng, duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.
  • Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình nguyên phân.
  • Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sinh trưởng và phát triển của SV.

2/ Kĩ năng:

  • Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
  • Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3/ Thái độ: Yêu thích bộ môn

II / Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên:

  • Tranh phóng to hình 9.1 – 3 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 9.1- 2 SGK.
  • Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1 – 2 SGK.

2/ Học sinh:

 -Đọc trước bài

-Kẻ bảng 9.1-9.2SGK vào vở bài tập.

III/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu ví dụ chứng minh tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài? Phân biệt bộ NST đơn bội và lưỡng bội?

- Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào? Vì sao? Mô tả cấu trúc đó?

3/ Bài mới:

a. Mở bài: Tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng và hình dạng xác định, tuy nhiên hình thái của NST lại biến đỏi qua các kì của chu kì tế bào. Vậy chu kì tế bào là gì? Sự biến đổi hình thái NST diễn ra như thế nào?

b. Nội dung:

Hoạt động 1: Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV treo tranh phóng to hoặc bật máy chiếu đưa lên màn hình 9.1 – 9.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu đọc SGK để nắm được các chu kì tế bào.

? Thế nào là NST

? Cơ thể lớn lên nhờ quá trình nào? Gồm các giai đoạn nào.

- GV bật máy chiếu lên màn hình (hay dùng tranh phóng to) hình 9.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu đọc SGK để mô tả sự biến đổi hình thái NST trong chu kì phân bào.

 

 

 

 

 

 

GV thông báo thông tin SGK/28

- HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.

- NST là một chất có tính kiềm, dễ bắt màu, mang thông tin di truyền của loài.

 

- Cơ thể lớn lên nhờ quá trình phân bào; quá trình gồm:

+ Một giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian)

+ Thời kì phân bào nguyên nhiễm gồm 4 kì.

- Xác định các chu kì tế bào.

HS xác định được: vòng đời của mỗi tế bào gồm có kì trung gian và 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối), tiếp đến là sự phân chia tế bào và kết thúc sự phân bào.

- HS quan sát hình 9.2 SGK và đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng đưa ra được cách trình bày đúng.

 

 

KL

1.Biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào

- NST là một chất có tính kiềm, dễ bắt màu, mang thông tin di truyền của loài.

- Một chu kì tế bào gồm:

+ Một giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian): NST duỗi xoắn hoàn toàn.

+ Thời kì phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Ở kì trung gian NST có dạng rất mảnh (sợi NS). Trong kì này NST tự nhân đôi  thành NST kép, có 2 NST con dính nhau ở tâm động.Kì đầu các NST con bắt đầu xoắn. Sự đóng xoắn đạt mức cực đại vào kì giữa. Kì sau NST bắt đầu tháo xoắn và kì cuối NST tiếp tục duỗi xoắn. 

Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV treo tranh phóng to hình 9.3 SGK chỉ cho HS quan sát và hướng dẫn HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

? Những diễn biến của NST ở kì trung gian.

? Những đặc điểm khác của TB ở kì trung gian.

- Yêu cầu thực hiện lệnh ∆ rồi tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng 9.2 SGK trang 29.

GV: khi quan sát hình 9.3 SGK và hình 9.2 SGK cần phải phân biệt được: trung tử, NST, màng nhân, tâm động, thoi phân bào.

? Trong quá trình phân bào, nhân hay chất TB phân chia trước.

? Màng nhân thay đổi như thế nào ở kì đầu và kì cuối.

? Thoi phân bào thay đổi như thế nào ở kì đầu và kì cuối? Vai trò của thoi phân bào.

? Trong chu kì TB, những hoạt động nào của NST là quan trọng nhất.

- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp

- 1-> 2 HS trả lời

 

- Còn màng nhân và trung tử nhân đôi.

- 4 HS của 4 nhóm lên bảng trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua từng kì phân bào. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xây dựng được đáp án đúng. 

 

 

- Nhân phân chia trước.

 

- Biến mất ở kì đầu, xuất hiện lại ở kì cuối.

- Thoi phân bào xuất hiện ở kì đàu, tiêu biến ở kì cuối. Sự co rút của các sợi tơ thuộc thoi phân bào làm cho NST phân li được về 2 cực của TB.

 

Bảng 9.2. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân.

 

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì

Kì đầu

- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.

- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại.

- Các NST kép xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 

Kì sau

- Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.

 

KL

Sự kiện quan trọng trong nguyên phân là các NST tự nhân đôi ở kì trung gian và sự phân li một cách đồng đều các NST đơn về hai cực của tế bào ở kì sau của nguyên phân đảm bảo mỗi tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

 

Hoạt động 3: Ý nghĩa của nguyên phân

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV nêu câu hỏi:

? Nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sự lớn lên của cơ thể.

? Đối với các loài sinh sản vô tính nguyên phân có ý nghĩa ra sao.

? Vì sao nữ khoảng 18 tuổi, nam 25 tuổi hầu như không cao lên nữa.

- Theo dõi, bổ sung và xác nhận câu trả lời đúng.

- HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm cử đại diện trả lời.

+ Đối với quá trình sinh trưởng: Cơ thể lớn lên nhờ nguyên phân. Khi cơ thể đã lớn tới giới hạn, quá trình nguyên phân vẫn tiếp tục để tạo ra các TB mới thay thế cho các Tb già chết. Mặt khác nhờ nguyên phân số lượng TB mầm được gia tăng.

+ Đối với quá trình sinh sản: Nguyên phân là cơ sở của sự sinh sản vô tính.

+ Đối với quá trình di truyền: Nguyên phân duy trì bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của 1 cơ thể cũng như qua các thế hệ cơ thể của các loài vô tính. nhờ đó, ở các loài này, các tính trạng của cơ thể mẹ được sao chép nguyên vẹn sang cơ thể con.

 

KL

Ý nghĩa của nguyên phân:

+ Giúp tế bào sinh sản và cơ thể lớn lên.

+ Duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh sản vô tính.

 

4/ Củng cố:

  • HS đọc chậm phần củng cố cuối bài và nêu lên được : Tính đặc trưng của bộ NST, những diễn biến cơ bản của NST trong chu kì tế bào và ý nghĩa của nguyên phân.
  • HS làm bài tập 2 SGK trang 30 (đáp án d )

 

5/ Dặn dò :

  • Học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt ở cuối bài.
  • Vẽ hình 9.2 SGK trang 27 vào vở
  • Trả lời các câu hỏi và bài tập 3, 4, 5 SGK trang 30.
  • Chuẩn bị bài mới : Giảm phân
Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới, chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống