Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó.
- Giải thích được vì sao Moocgan lựa chọn đối tượng nghiên cứu là ruồi giấm.
- Trình bày được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.
2. Kĩ năng
- Quan sát, phân tích kênh hình.
- Hoạt động nhóm. Làm việc với SGK. Giải bài tập DT liên kết.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
* Năng lực chung:
+ NL tự học; NL giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
+ NL tự quản lý; NL giao tiếp; NL hợp tác.
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT);NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực kiến thức sinh học: Trình bày, giải thích thí nghiệm của Moocgan và nhận xét
kết quả thí nghiệm đó.
+ Năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực vận dụng: ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn: di truyền liên kết...
4. Các nội dung tích hợp - trải nghiệm
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ, giao tiếp và ứng xử,...
- Liên môn: Môn Công nghệ , GDCD ...
- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu quy luật DT của MoocGan.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
- Liên hệ kiến thức lí tuyết trong làm bài tập và giải thích các hiện tượng thực tiễn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh phong to H13- SGK/43. Bảng phụ.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.
3. Câu hỏi - Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB): Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã
A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen,
cánh cụt giao phối với nhau.
B. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
C. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
Câu 2(TH): Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:
A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm. B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị. D. Cả A, B, C.
Câu 3(VD): Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai
ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh
dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A. 4 xám, dài : 1 đen, cụt. B. 1 xám, dài : 1 đen, cụt.
C. 2 xám, dài : 1 đen, cụt. D. 3 xám, dài : 1 đen, cụt.
Câu 4(VD): Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hoàn toàn là gì?
A. Để xác định số nhóm gen liên kết.
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được
các nhóm tính trạng có giá trị.
Đáp án: 1C, 2D, 3B, 4C
III. Phương pháp dạy học
- Quan sát tìm tòi.
- Hỏi đáp nêu vấn đề.
- Đàm thoại.
IV. Tiến trình giờ dạy
1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Ngày giảng | Lớp | Sĩ số |
9A3 |
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Câu hỏi: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
- Đáp án:
NST thường | NST giới tính | |
Về cấu tạo |
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. - Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài. |
- Thường tại một cặp trong tế bào lưỡng bội. - Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY). - Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài. |
Về chức năng |
- Chứa gen quy định tính trạng thường. |
- Chứa gen quy định tính trạng có liên quan giới tính. |
3. Các hoạt động dạy học: Vào bài (3 phút):
- Cho 1 phép lai như sau: ở ruồi giấm Pt/c: xám dài x đen cụt (xám trội hơn đen, dài trội hơn
cụt) dự đoán F1, F2?
Học sinh: F1: 100% xám dài.
F2: 9 xám, dài: 3 xám , cụt: 3 đen, dài: 1 đen, cụt.
Còn kết qủa nào nữa không? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời ở bài 13.
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Moocgan (18 phút).
Mục tiêu: HS mô tả và giải thích được TN của Moocgan.
HS nắm được ý nghĩa của di truyền liên kết.
Phương pháp :HĐ nhóm , Đàm thoại, quán át tìm tòi….
Phương tiện : Tranh H 13.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
- HĐ cá nhân GV: Menđen chọn đối tượng nghiên cứu là đậu Hà lan vì các tính trạng ở đậu Hà Lan trội hoàn toàn, và tự thụ phấn nghiêm ngặt. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: |
I. Thí nghiệm của Moocgan 1. Thí nghiệm: Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng. P: Xám, dài x Đen, cụt |
- Tại sao Moocgan sử dụng đối tượng ruồi giấm để nghiên cứu? HS: Thu nhận thông tin do GV cung cấp, xác định được câu trả lời. GV bổ sung thêm thông tin về ruồi giấm. - Ruồi giấm là 1 loài ruồi nhỏ có thân xám trắng, mắt đỏ, thường bám vào các trái cây chín. Nó là 1 đối tượng mang nhiều điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền. GV yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK, qua đó trình bày thí nghiệm của Moocgan. HS: nghiên cứu SGK, trình bày. - HĐ thảo luận nhóm 5 phút GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 13 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục ▼ sgk (5’). HS quan sát hình, suy nghĩ, thảo luận trả lời. GV gọi HS các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung… - So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng? - Dự kiến câu trả lời của HS: Di truyền phân li độc lập cho 16 tổ hợp (có những tổ hợp lai kiểu hình khác P). Di truyền liên kết gen cho 4 tổ hợp (kiểu hình giống P). - Thí nghiệm của Menđen 2 cặp gen AaBb phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab; FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 -> Xuất hiện biến dị tổ hợp |
F1 : 100% Xám, dài Lai phân tích Ruồi ♂ F1 x ♀ đen, cụt FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt 2. Giải thích kết quả: - F1: 100% ruồi xám, dài → tính trạng thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là trội so với cánh cụt. - Ptc, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản → F1 dị hợp tử về 2 cặp gen - Nếu 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên phân li độc lập thì FB phải thu được 4 phân lớp kiểu hình với tỉ lệ 1: 1: 1: 1. - Thực tế, FB xuất hiện 2 phân lớp kiểu hình với tỉ lệ 1:1 = 2 tổ hợp giao tử = 2×1 - Ruồi cái đồng hợp lặn về 2 cặp gen nên chỉ cho 1 loại giao tử. - Ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau, 2 loại giao tử này kết hợp với 1 loại giao tử cái đã hình thành 2 kiểu gen qui định 2 kiểu hình nói trên. Như vậy các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên cùng 1 cặp NST, liên kết hoàn toàn. |
- Thí nghiệm của Moocgan ♂ F1 cho 2 loại giao tử, có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1 -> không xuất hiện biến dị tổ hợp GV chốt lại kiến thức và giải thích thí nghiệm. - Hiện tượng di truyền liên kết là gì? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV giới thiệu cách viết sơ đồ lai trong trường hợp di truyền liên kết. Lưu ý: dấu tượng trưng cho NST. BV: 2 gen B và V cùng nằm trên 1 NST. Nếu lai nghịch mẹ F1 với bố đen, cụt thì kết quả hoàn toàn khác. - Hãy giải thích TN của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở Tế bào học. |
3. Kết luận: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. 4. Cơ sở tế bào học: - Gen B: thân xám; gen b: thân đen. - Gen V: cánh dài; gen v: cánh cụt. Ptc: Xám. dài x Đen, cụt BV bv BV bv GP: BV bv F1: BV (100% xám, dài) BV Đực F1: Xám, dài x Cái đen, cụt BV bv bv bv GF1: BV ; bv bv FB: 1 BV 1 bv bv bv 1 xám, dài: 1 đen, cụt |
Hoạt động 2. Ý nghĩa của di truyền liên kết (11 phút)
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của di truyền liên kết.
Phương pháp :HĐ nhóm, Đàm thoại.
Phương tiện :Bảng phụ bài tập 3.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
- HĐ cá nhân: | II. Ý nghĩa của di truyền liên kết |
GV: Nêu tình huống trong TB, số lượng gen lớn gấp nhiều lần số lượng NST (VD TB ruồi giấm có 4000 gen, 2n= 8 NST). Vậy sự phân bố của gen trên NST phải như thế nào? ( Nêu được mỗi NST sẽ mang nhiều gen.) GV: Trong giảm phân hình thành giao tử các NST trong cặp tương đồng phân li -> các gen trên NST sẽ phân li như thế nào? - HS có thể trả lời: Phân li cùng nhau => Tạo ra nhóm gen liên kết. GV: Nếu TB 2n = 8 thì số nhóm gen liên kết là? Công thức tính nhóm gen liên kết? - Gợi ý trả lời: + Nhóm gen liên kết là hiện tượng một nhóm gen liên kết lại với nhau và được di truyền cùng nhau. + Công thức tính nhóm gen liên kết: Số nhóm gen liên kết = Số NST trong bộ đơn bội. - Cho ruồi giấm 2n = 8, người 2n = 46. Tính số nhóm gen liên kết? HS: 2n = 8 => 4 nhóm gen liên kết. 2n = 46 => 23 nhóm gen liên kết. Sự tạo thành nhóm gen liên kết có ý nghĩa gì? GV: đưa bảng bài tập 3/43 lên bảng, Yêu cầu HS các nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành. HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập 3/43. GV: Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống? HS: Dựa vào ND SGK trả lời. GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức |
- Trong TB mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết. - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên NST. - Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. - Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng NST. |
4.Củng cố (5 phút)
- Gv cho HS làm bài tập trắc nghiệm phần chuẩn bị.
BT2 (Dành cho HS giỏi) Hiện tượng DT liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của
Menden như thế nào?
- Hướng dẫn:
Hiện tượng phân li độc lập chỉ đúng khi nghiên cứu với mỗi tính trạng do 1 gen nằm trên 1
NST riêng biệt quy định. Trên thực tế, trong tế bào số lượng NST luôn ít hơn rất nhiều so với
số lượng gen, do vậy thường có hiện tượng 1 NST phải mang nhiều gen, dẫn đến kết quả là
các tính trạng di truyền có liên kết với nhau và đây là hiện tượng mang tính phổ biến.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/43.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước Bài 14:Thực hành quan sát hình thái NST.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................