Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất

Tải xuống 9 2.9 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                        BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính (chỉ có 1 cặp dồng dạng hoặc không đồng
dạng, mang gen qui định giới tính hay tính trạng liên quan đến giới tính) và vai trò của nó đối
sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định giới tính và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loài là 1: 1.
- Nêu được sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân hoá giới tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, tư duy lý luận, so sánh.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành phát triển
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự tìm hiểu nghiên cứu các kiến thức về cơ chế xác định giới tính, vấn đề
sinh con trai, con gái, hiện tượng mất cân bằng giới tính ở người.
- NL giải quyết VĐ: Sự hình thành giới tính ở người và sinh vật.
- Năng lực giao tiếp: trao đổi thảo luận sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động nhóm.
- NL sử dụng ng.ngữ: mô tả trên hình cơ chế xác định giới tính ở người.
- Năng lực tính toán: tìm tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình khi học về cơ chế xác định giới tính.
- Vận dụng kiến thức: Liện hệ kiến thức với vấn đề thực tế sự hình thành giới tính ở người,
sự mất cân bằng giới tính
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: sơ đồ cơ chế xác định giới tính.
- Tính toán: tìm tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình khi học về cơ chế xác định giới tính.
- Xử lí và trình bày các số liệu: viết sơ đồ cơ chế xác định giới tính.
- Đưa ra các tiên đoán, nhận định: tỉ lệ giới tính ở người và vấn đề DS
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- GD đạo đức: Tôn trọng ông bà, cha mẹ, yêu thương anh em , ... GD nhận thức giới tính
cho HS (Mục II).
- GD KNS: KN thu thập, xử lí thông tin, phê phán, trình bày
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh H12.2- SGK/38-39.
- Bảng sơ đồ về cơ chế NST xác định giới tính.
- Bài dạy PowerPoint.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà.
3. Câu hỏi- Bài tập trắc nghiệm
Câu 1(NB): Đặc điểm của NST giới tính là:
A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào
C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng
Câu 2(TH): Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:
A. Luôn luôn là một cặp tương đồng.
B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng.
C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng.
Câu 3(VD): Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:
A. XX ở nữ và XY ở nam.
B. XX ở nam và XY ở nữ.
C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX .
D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
Câu 4(VD): Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là:

A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.
X.
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng

 

C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
Y.
D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và

Câu 5(VD): Ở những loài giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường
hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 ?
A) Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
B) 2 loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
C) Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài bằng nhau.
D) Xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực với giao tử cái tương đương nhau.
Đáp án:1D, 2C, 3A, 4A, 5D
III. Phương pháp dạy học
- Trực quan, hoạt động học nhóm, phân tích.
-Vấn đáp tìm tòi.
IV. Tiến trình giờ dạy
1
. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Trình bày quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực?
Trả lời:

Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể
cực thứ nhất (kích thươc nhỏ) và noãn bào
bậc 2 (kích thước lớn).
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể
cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng
(kích thước lớn).
- Kết quả: Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân
cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng.
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2
tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho
2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh
trùng.
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho
4 tinh tử (4 tinh trùng).

3. Các hoạt động dạy học: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, đảm
bảo duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ, cơ chế nào xác định giới tính của loài? Để
trả lời câu hỏi này đi ta nghiên cứu sang tiết 12: Cơ chế xác định giới tính.
Hoạt động 1. Tìm hiểu NST giới tính (15 phút)
* Mục tiêu: HS trình bày được 1 số đặc điểm của NST giới tính.
Phương pháp :HĐ nhóm , Đàm thoại, quán sát tìm tòi….
Phương tiện : Máy chiếu hoặc tranh H 12.1.
* Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 

GV chiếu hình 8.2, yêu cầu HS q/s lại bộ NST của ruồi giấm,
Tìm những điểm giống nhau, khác nhau ở bộ NST của ruồi đực
và cái?
HS quan sát lại H8.2 và nêu những đặc điểm:
+ Giống nhau có 8 NST (1 cặp hình hạt, 2 cặp hình chữ V).
+ Khác nhau con đực có 1 chiếc hình que 1 chiếc hình móc, còn
con cái có 1 đôi hình que.
GV chiếu hình 12.1, yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm 5
phút trả lời câu hỏi:
+ Cặp NST nào là cặp NST giới tính?
+ Cho biết số lượng và so sánh bộ NST ở nam giới và nữ
giới?
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi. Nhóm
khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.
- Trong quá trình HS thảo luận GV đi các nhóm quan sát, giúp
đỡ nhóm yếu
- Dự kiến câu trả lời của HS:
+Câu 1: Cặp 23 là cặp NST giới tính.
+ câu 2:
- Số lượng: 2n = 23 x 2 = 46.
- Giống nhau ở 22 cặp NST thường.
- Khác nhau ở cặp NST giới tính (23): Nam: XY ; Nữ: XX.
GV:
NST giới tính có ở TB nào? Sự khác nhau giữa NST thường
và NST giới tính?
HS dựa vào nội dung SGK/38 trả lời câu hỏi:
NST giới tính có trong tất cả các tế bào lưỡng bội (2n) của
loài.

NST thường NST giới tính
I. Nhiễm sắc thể giới
tính
- Trong các tế bào lưỡng
bội (2n):
+ Có các cặp NST
thường.
+ 1 cặp NST giới tính kí
hiệu XX (tương đồng) và
XY (không tương đồng).
- NST giới tính mang
gen quy định giới tính
(tính đực, cái) và tính
trạng liên quan tới giới
tính.
- Ở người và động vật có
vú, ruồi giấm .... XX ở
giống cái, XY ở giống
đực.

 


-Mang gen quy định
tính trạng không liên
quan đến giới tính.
VD màu da, chiều
cao…
- Mang gen quy định các TT liên
quan đến giới tính (VD: Râu ở người,
tiếng hót ở chim, ...) hoặc không liên
quan đến giới tính (VD tính trạng khả
năng đông của máu, …)

GV chiếu và thông báo ở các loài khác nhau các NST giới tính
cũng khác nhau.

NST XX cái
NST XY đực
NST XY cái
NST XX đực
Người Chim
Đ/v có vú ếch
Ruồi giấm Bò sát
Cây gai Bướm
Chua me Dâu tây
GV: NX và chốt lại kiến thức.
- Ở chim, ếch nhái, bò
sát, bướm .... XX ở giống
đực còn XY ở giống cái.

Hoạt động 2. Cơ chế xác định giới tính (10 phút)
* Mục tiêu: HS trình bày được 1 số đặc điểm của NST giới tính.
Phương pháp : Đàm thoại, quán sát tìm tòi….
Phương tiện : Tranh H 12.2 hoặc máy chiếu.
* Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV chiếu hình H 12.2/39. HĐ cá nhân
Ở đa số những loài giao phối giới tính được xác định vào
thời điểm nào của quá trình thụ tinh ?
( Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá
trình thụ tinh.)
GV lưu ý HS: một số loài giới tính xác định trước khi thụ tinh.
VD: trứng ong không được thụ tinh trở thành ong đực, được
thụ tinh trở thành ong cái (ong thợ, ong chúa)...
GV yêu cầu HS q/s phân tích các kí hiệu ở bộ NST.
II. Cơ chế xác định giới
tính
- Cơ chế NST xác định giới
tính ở người là:
P: 44A+XX x 44A+ XY
G
P:22A+X 22A+X; 22A+Y
F
1: 44A+XX : 44A+XY
1 con gái : 1 con trai

 

HS tự nghiên cứu, quan sát H12.2/39 trả lời câu hỏi.
GV: Giới thiệu 1số VD về cơ chế XĐ giới tính ở người và hỏi:
Có mấy loại trứng và mấy loại tinh trùng được tạo thành qua
giảm phân?
( Mẹ tạo ra 1 loại trứng qua giảm phân là 22A + X;
Bố sinh ra 2 loại TT qua GP là 22A + X và 22 A + Y.)
-
Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng nào tạo ra hợp tử phát
triển thành con trai và con gái?
- Gọi HS lên bảng trình bày trên tranh cơ chế XĐGT ở người.
GV:
Vì sao tỉ lệ sinh con trai hay gái xấp xỉ bằng nhau?
Cơ chế nào đảm bảo sự hình thành bộ NST giới tính của cơ
thể qua giảm phân hình thành giao tử và thụ tinh tạo ra hợp
tử.
Trong giảm phân hình thành giao tử: Cơ chế nhân đôi phân li
NST => giao tử có bộ NST giảm đi 1 nửa.
- Trong thụ tinh: Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các hợp tử trong
thụ tinh => khôi phục lại bộ NST lưỡng bội cho loài.
-- GDĐĐ:
+ Qua cơ chế NST xác định giới tính giáo dục nhận
thức giới tính cho học sinh, tôn trọng bản thân và các
bạn khác giới.
+ Sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

bình đẳng giới, hạn chế quan niệm trọng nam khinh nữ
(thông qua duy trì tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và tỷ lệ
sinh tự
nhiên)
Tỉ lệ con trai và con gái đúng trong điều kiện nào?
Tỉ lệ này cần được bảo đảm với điều kiện các hợp tử mang
XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê
phải đủ lớn.
- Đa số các loài, giới tính
được xác định trong thụ tinh.
- Sự phân li và tổ hợp cặp
NST giới tính trong giảm
phân và thụ tinh là cơ chế
xác định giới tính ở sinh vật.
- Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1. Vì
các tinh trùng tham gia thụ
tinh với xác suất ngang
nhau.

 

GV thông báo: Tỉ lệ nam nữ sơ sinh thường xấp xỉ 1:1 nhưng
trong thực tế tỉ lệ này bị thay đổi do nhiều yếu tố; tỉ lệ sống,
quan điểm của nhân dân, ...
-Quan niệm dân gian cho rằng “sinh con trai hay con gái là
do người mẹ” có đúng không ?
Gv liên hệ thực tế…..Tỉ lệ nam/nữ có ảnh hưởng tới mức độ
tăng, giảm dân số, phân công lao động, chính sách KT-XH
của mỗi quốc gia. -> phát triển dân số hợp lí bằng cách sinh
đẻ có kế hoạch.

Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính (8 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
Phương pháp :HĐ nhóm , Đàm thoại, quán sát tìm tòi….
Phương tiện : máy chiếu.
* Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, HĐ nhóm 3 phút:
Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?
- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận
nhóm 2 phút đưa ra các ví dụ minh chứng sự hình thành giới
tính phụ thuộc vào các yếu tố môi trường ngoài và môi trường
trong cơ thể.
+ N
1, 3, 5 , 7: các ví dụ minh chứng giới tính phụ thuộc vào
hoóc môn sinh dục?
+ N
2, 4, 6 , 8: các ví dụ minh chứng phân hoá giới tính phụ
thuộc vào môi trường ngoài?
+ Ứng dụng trong sản xuất?
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.
- Trong quá trình HS thảo luận GV đi các nhóm quan sát, giúp
đỡ nhóm yếu
III. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phân hoá giới tính
- Sự phân hóa giới tính
không hoàn toàn phụ thuộc
vào cặp NST giới tính mà
còn chịu ảnh hưởng của các
yếu tố như môi trường, nhiệt
độ, ánh sáng...:
+ Môi trường trong do rối
loạn nội tiết hoócmôn sinh
dục, làm biến đổi giới tính.

 

- Dự kiến câu trả lời của HS: Hoóc môn, nhiệt độ, cường độ
ánh sáng.
- Tiêm hoóc môn Mêtyl - testoron => cá cái -> cá đực.
- Rùa: xx là đực; xy là cái .
đực cái
I I
28C 32C
- Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái để tăng năng suất
Việc nghiên cứu di tryền giới tính có ý nghĩa gì ?
Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi, cây trồng cho
phù hợp với mục đích sản xuất.
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
+ Môi trường ngoài: to, nồng
độ CO
2, ánh sáng.
- Ý nghĩa chủ động điều
chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp
mục đích sản xuất.

4. Củng cố (5 phút)
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị.
5.
Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo SGK/41.
Làm BT : Nêu điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường về cấu tạo và chức năng?
HD : * Các điểm giống nhau:
+ Về cấu tạo:
- Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử ADN và một loại prôtêin loại histôn.
- Đều có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài.
- Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc khác nhau.
+ Về chức năng:
- Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.
- Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như: Nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,
xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về hai cực tế bào.
* Các điểm khác nhau:

NST thường NST giới tính

 

Về
cấu tạo
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1
trong tế bào lưỡng bội.
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương
đồng.
- Giống nhau giữa cá thể đực và cái
trong loài.
- Thường tại một cặp trong tế bào
lưỡng bội.
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng
(XX) hoặc không tương đồng (XY).
- Khác nhau giữa cá thể đực và cái
trong loài.
Về
chức năng
- Chứa gen quy định tính trạng
thường.
- Chứa gen quy định tính trạng có liên
quan giới tính.

V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
....................
.......................................................................................................................................................................................................................................
......
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống