Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555

Tải xuống 12 1.8 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                         Bài 9: NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- Trình bày được ý nghĩa của sự thay đổi trạng thái nhiễm sắc thể (đơn, kép)
- Trình bày được những biến đổi cơ bản của nhiễm sắc thể (NST) qua các kì của
nguyên phân.
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân về mặt di truyền và trong thực tiễn (giâm,
chiết, ghép, nuôi cấy mô)
- Hiểu được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp cặp NST tương đồng.
- Học sinh nêu được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và
giảm phân II.
- Điểm khác nhau qua mỗi kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Ý nghĩa của quá trình giảm phân.
- Sự khác nhau giữa quá trình nguyên phân và giảm phân.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
Không
3. Bài mới
:

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển
năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Cơ thể sinh vật lớn lên là do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào trong cơ thể.
Nhờ vào qúa trình phân bào. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng
ta sẽ
nghiên cứu vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
PHẦN I. Biến đổi hình
thái NST trong chu kì tế
bào.
(HỌC SINH TỰ
NGHIÊN CỨU)

Bảng 9.1- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì của tế bào

Hình thái NST Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn Nhiều nhất ít Cực ít ít Nhiều
- Mức độ đóng xoắn ít nhất Nhiều Cực đại Nhiều ít

 

- GV yêu cầu HS quan sát H 9.2
và 9.3 để trả lời câu hỏi:
- Mô tả hình thái NST ở kì trung
gian?
- Cuối kì trung gian NST có đặc
điểm gì?
GV cho HS quan sát video quá
trình nguyên phân.
Sau đó GV yêu cầu HS mô tả
những diễn biến cơ bản của NST
qua các kì của quá trình nguyên
phân dựa trên tranh vẽ.
- Cho HS hoàn thành bảng 9.2.
- GV nói qua về sự xuất hiện của
màng nhân, thoi phân bào và sự
biến mất của chúng trong phân
bào.
- HS quan sát hình vẽ
và hiểu được .
- HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm
thống nhất trong
nhóm và ghi lại
những diễn biến cơ
bản của NST ở các kì
nguyên phân.
I. NGUYÊN PHÂN
Giai đoạn chuẩn bị:
- Kì trung gian NST
duỗi xoắn thành dạng
sợi mảnh, mỗi NST tự
nhân đôi thành 1 NST
kép.
1. Những diễn biến
cơ bản của NST ở các
kì của nguyên phân.
(Học theo bảng bên
dưới)
- Ở kì sau có sự phân chia tế bào
chất và các bào quan.
- Kì cuối có sự hình thành màng
nhân khác nhau giữa động vật và
thực vật.
-Nêu kết quả của quá trình
nguyên phân
- Đại diện nhóm trình
bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe GV
giảng và ghi nhớ kiến
thức.

 

Các kì Những biến đổi cơ bản của NST
Kì đầu - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li đồng
đều về 2 cực của tế bào.
Kì cuối - Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh.

- Kết quả của nguyên phân: Từ một tế bào mẹ (2n) qua nguyên phân tạo ra 2 tế
bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục III, thảo luận nhóm và trả lời
câu hỏi:
Nguyên phân có vai trò như thế
nào đối với quá trình sinh trưởng,
sinh sản và di truyền của sinh vật?
- HS thảo luận
nhóm, nêu kết quả,
nhận xét và kết luận.
2. Ý nghĩa của
nguyên phân
- Nguyên phân là
phương thức sinh sản
của tế bào; giúp cơ
thể lớn lên.
- Nguyên phân duy
trì ổn định bộ NST
Cơ chế nào trong nguyên phân
giúp đảm bảo bộ NST trong tế bào
con giống tế bào mẹ?
- GV nêu ý nghĩa thực tiễn của
nguyên phân như giâm, chiết, ghép
cành, nuôi cấy mô.
+ Sự tự nhân đôi
NST ở kì trung gian,
phân li đồng đều
NST về 2 cực của tế
bào ở kì sau.
đặc trưng của loài
qua các thế hệ tế bào
của cùng 1 cơ thể và
qua các thế hệ cơ thể
ở loài sinh sản vô
tính.
II. GIẢM PHÂN
1. Sơ lược về giảm phân:
Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân , diễn
ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục. Giảm phân gồm hai lần phân bào liên
tiếp. Mỗi lần phân bào gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Vậy những diễn
biến cơ bản của NST qua giảm phân diễn ra như thể nào?
Giai đoạn chuẩn bị:
- Kì trung gian NST duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh, mỗi NST tự nhân đôi thành
1 NST kép.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H
10, trình chiếu video quá trình
phân bào giảm phân.
HS quan sát video
quá trình giảm phân.
2. Những diễn biến
cơ bản của NST qua
giảm phân
Nội dung bảng 10.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông
tin ở mục I, trao đổi nhóm để
hoàn thành nội dung vào bảng
10.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung
bảng 10, yêu cầu 2 HS lên trình
bày vào 2 cột trống.
- GV chốt lại kiến thức.
- Nêu kết quả của quá trình
giảm phân?
- HS: Đọc thông tin
SGK, thảo luận câu
hỏi.
- Đại diện nêu khái
niệm giảm phân
- HS: Đại diện trả lời
câu hỏi
theo dõi
nhận xét và bổ sung.

 

Các kì Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I Lần phân bào II
Kì đầu - Các NST kép xoắn, co ngắn. - NST co lại cho thấy số lượng NST
kép trong bộ đơn bội.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp
hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo
nhau, sau đó lại tách dời nhau.
Kì giữa - Các cặp NST kép tương đồng tập trung
và xếp song song thành 2 hàng ở mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau - Các NST kép trong cặp NST tương đồng
phân li độc lập về 2 cực tế bào.
- Từng NST kép tách ở tâm động
thành 2 NST đơn phân li về 2 cực
của tế bào.
Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới
được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội
(kép) n NST kép.
- Các NST đơn nằm gọn trong 4
nhân mới được tạo thành với số
lượng là đơn bội (n NST).

- Kết quả giảm phân: Từ 1 tế bào mẹ 2n qua giảm phân tạo ra 4 tế bào con có bộ
NST đơn bội (n).

- Ý nghĩa của quá trình
phân bào giảm phân đối
với cơ thể sinh vật ?
-GV nhận xét, bổ sung và
kết luận.
-HS nêu được: Giảm phân
là cơ sở để hình thành
giao tử.
Nhờ đó bộ NST đặc trưng
của loài được ổn định qua
các thế hệ.
3. Ý nghĩa: quá trình
phân bào giảm phân có ý
nghĩa đối với cơ thể sinh
vật là cơ sở để hình thành
giao tử (n)

 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh
hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 2: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt
phẳng xích đạo?
A. 1 hàng
B. 2 hàng
C. 3 hàng
D. 4 hàng
Câu 3: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình Nguyên phân như thế nào?
A. Đóng xoắn cực đại
B. Bắt đầu đóng xoắn
C. Dãn xoắn
D. Bắt đầu tháo xoắn
Câu 4: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. Lưỡng bội ở trạng thái kép
C. Đơn bội ở trạng thái đơn
D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 5: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau
của nguyên phân là:
A. 12 B. 48. C. 46 D. 45.
Câu 6: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 7: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST
trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 8: Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở:
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
C. Tế bào mầm sinh dục
D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 9: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
Câu 10: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. Đơn bội ở trạng thái đơn
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép
D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 11: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
A. Kì trung gian trước lần phân bào I
B. Kì giữa của lần phân bàoI
C. Kì trung gian trước lần phân bào II
D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 12: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
A. Nhân đôi NST
B. Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng
C. Phân li NST về hai cực của tế bào
D. Co xoắn và tháo xoắn NST
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Câu 1: Nhờ vào qúa trình nào mà cơ thể tăng lên về số lượng tế bào? Quá trình đó
diễn ra như thế nào?
Câu 2: Giải thích vì sao trong nguyên phân bộ NST của tế bào con giống tế bào mẹ?
Câu 3: HS làm bài tập 5 SGK/T30
Câu 4: Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy lần phân bào liên tiếp?
Câu 5: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?
Câu 6: HS làm bài tập 4 SGK/T33 ?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án.
Câu 1: Nhờ quá trình nguyên phân (HS mô tả được sự biến đổi cơ bản của NST trong
nguyên phân như nội dung 2 trong bài )
Câu 2: Do sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST về
2 cực của tế bào ở kì sau. Nên kết quả tạo ra 2 t/bào con có bộ NST giống t/bào mẹ.
Câu 3: Đáp án c.
Câu 4: Nội dung 1, 2 trong bài
Câu 5:
* Điểm khác nhau cơ bản:
Nguyên phân Giảm phân
-Xảy ra ở TB sinh dưỡng.
- Xảy ra 1 lần phân bào, từ 1 tế bào mẹ tạo
ra 2 tế bào con.
- Số NST trong tế bào con 2n giống như
bộ NST của tế bào mẹ.
- NST có 1 lần xếp trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào và phân li đồng đều
về 2 cực của tế bào.
- Không xảy ra tiếp hợp NST.
- Xảy ra ở TB sinh dục giai đoạn chín
- Xảy ra 2 lần phân bào từ 1 tế bào mẹ tạo
ra 4 tế bào con.
- Số NST trong TB con là n NST, giảm
còn 1 nửa so với TB mẹ
- NST có 2 lần xếp trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào và phân li độc lập
về 2 cực của tế bào (kì sau GP I)
- Xảy ra tiếp hợp và có thể bắt chéo các
NST kép trong cặp NST tương đồng.
Câu 6: Đáp án c. 8
Biểu diễn bài học trên sơ đồ tư duy
Hoàn thành bài tập bảng:
Tính số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong từng kì của nguyên phân


Cấu trúc
Trung
gian
Đầu Giữa Sau Cuối
TB chưa tách TB đã tách
Số NST
Trạng thái
NST
Số crômatit
Số tâm động
2n
Kép
4n
2n
2n
Kép
4n
2n
2n
Kép
4n
2n
4n
Đơn
0
4n
4n
Đơn
0
4n
2n
Đơn
0
2n

- Vẽ được sơ đồ tư duy của bài học.
4. DẶN DÒ
- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi.
- Đọc và soạn bài 11.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân mới nhất - CV5555 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống