Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 6: THỰC HÀNH TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Tính được xác suất của 1 và 2 sự kiện đồng thời xảy ra qua việc gieo đồng kim loại.
- Vận dụng được xác suất để biểu hiện tỉ lệ các loại giao tử và các kiểu gen trong lai một cặp
tính trạng.
2. Kĩ năng:
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, tìm ra mối liên về kết quả xác xuất với các QLDT.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Gây được hứng thú, lòng say mê môn học cho HS.
Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học. Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác.
*Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tìm mối liên hệ. Năng lực thực hành.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK để tìm hiểu cách tính tỉ lệ %, xác suất, cách xử
lí số liệu, quy luật xuất hiện mặt sấp, ngửa của đồng xu.
- Kĩ năng hợp tác, xử lí, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng thống kê kết quả của từng nhóm.
2. Học sinh:
- Kẻ sẵn bảng 6.1 và 6.2 vào vở bài tập.
- Mỗi nhóm có sẵn 4 đồng kim loại.
3. Câu hỏi- Bài tập trắc nghiệm
Câu 1(TH): Ở cà chua quả đỏ là trội so với quả vàng:
Pt/c Qủa đỏ x Quả vàng
F1, F2?
a. F1, F2 toàn quả đỏ
b. F1, F2 toàn quả vàng
c. F1 toàn quả đỏ, F2 phân li theo tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng
d. F1 toàn quả vàng, F2 phân li theo tỉ lệ 3 quả vàng: 1 quả đỏ
Câu 2: 1) Ở cá kiếm : D: mắt đen ; d : mắt đỏ. F1 : 1498 mắt đen : 496 mắt đỏ.
Kiểu gen, kiểu hình P?
a. Kiểu gen: D d xD d; KH: Mắt đen
b. Kiểu gen: D D xD d; KH: Mắt đen
c. Kiểu gen: DD xDD; KH: Mắt đen
d. Kiểu gen: d d xD d; KH: Mắt đỏ
Đáp an: 1c; 2a
III. Phương pháp dạy học
- Thực hành thí nghiệm.
- Tích cực hóa hoạt động nhóm học tập của HS, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thực hành, quan sát, trình bày 1 phút.
IV/. Tiến trình giờ dạy
1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Ngày giảng | Lớp | Kiểm diện |
9A3 |
2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Khi lai cà chua quả đỏ thuần chủng với cà chua quả vàng thu được toàn cà chua quả đỏ.
Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F1?
Đáp án:
- Ptc: Quả đỏ x quả đỏ
F1: 100% quả đỏ
-> Quả đỏ là trội so với quả vàng.
- Quy ước gen:
Gen A quy định tính trạng quả đỏ.
Gen a quy định tính trạng quả vàng.
- P tc Quả đỏ: AA; Quả vàng: aa.
- SĐL: P tc: AA x aa
G p: A a
F1 : Aa (100% quả đỏ).
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Tổ chức lớp (5 phút)
GV: Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 thư kí nhóm ghi kết quả làm TN.
GV: Phát đồng kim loại cho các nhóm;
Yêu cầu HS tiến hành làm bài thực hành.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành (5 phút)
GV: Hướng dẫn HS quy trình gieo đồng kim loại.
Lấy 1, 2 đồng kim loại cầm đứng cạnh, thả rơi tự do với độ cao xác định là 20 - 30 cm xuống
mặt bàn.
GV yêu cầu các nhóm báo các kết quả của từng nhóm và ghi vào bảng.
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (15 phút)
Mục tiêu: HS Biết cách tiến hành gieo đồng kim loại.
1/. Gieo một đồng kim loại
GV: Làm mẫu cho HS quan sát 2 lần và Yêu cầu HS làm theo hướng dẫn của GV.
Lấy 1 đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do với độ cao xác định là 20 - 30 cm xuống
mặt bàn.
HS: Làm theo sự hướng dẫn của GV.
GV: Yêu cầu tiến hành theo nhóm 4 HS gieo đồng kim loại.
1 HS gieo đồng kim loại, các HS khác còn lại quan sát và ghi kết quả.
* Lưu ý:
+ Quy định trước mặt sấp, mặt ngửa.
+ Mỗi nhóm gieo 50 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1, Sau đó báo cáo kết quả.
HS thực hành theo hướng dẫn, thống kê kết quả và báo cáo vào bảng 6.1 đã chuẩn bị sẵn.
HS: Các nhóm tiến hành gieo đồng kim loại và tính xác suất thống kê kết quả vào bảng 6.1
2/. Gieo hai đồng kim loại.
GV: Hướng dẫn hs quy trình thực hành.
GV nhấn mạnh: Gieo 2 đồng kim loại có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
- 2 đồng sấp (SS).
- 1 đồng sấp, 1 đồng ngửa (SN).
- 2 đồng ngửa (NN).
GV: Yêu cầu mỗi nhóm gieo 50 lần và thống kê vào bảng 6.2/sgk.
HS thực hành theo hướng dẫn, thống kê kết quả và báo cáo vào bảng 6.2 đã chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 4. Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)
Mục tiêu: Học sinh vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử, các kiểu gen trong
lai 1 cặp tính trạng.
- Yêu cầu mỗi học sinh làm 1 bản tường trình.
- GV: Hướng dẫn HS cách viết bản tường trình:
+ Mục tiêu.
+ Cách tiến hành.
+ Kết quả: Liên hệ, so sánh với tỉ lệ giao tử, hợp tử.
- Mỗi học sinh viết 1 báo cáo tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- GV yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp được của cả 2 bảng 6.1 và bảng 6.2
và viết bản tường trình theo mẫu của GV đưa ra.
- HS: Báo cáo kết quả theo bảng mẫu của GV.
GV: Y/c hs căn cứ vào kết quả thống kê để trả lời câu hỏi.
- Hãy liên hệ với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1 : Aa
HS tái hiện kiến thức trả lời.
GV nhận xét, chuẩn hóa, bổ sung:
- Nghĩa là : P(A) = P(a)= 1/2 .Vấn đề này đã được phân tích và nhấn mạnh ở bài 2, đó là bản
chất của quy luật phân li đồng thời cũng là phát minh quan trọng của Menđen.
GV yêu cầu HS: tương tự từ kết quả bảng 6.2 hãy liên hệ với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1
cặp tính trạng và giải thích sự tương đồng đó.?
HS suy nghĩ, trả lời.
GVnhận xét, bổ sung theo công thức xác suất thì:
P (AA) = 1/2 . 1/2 = 1/4 P (Aa) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P (Aa) = 1/2 . 1/2 = 1/4 P (aa) = 1/2 . 1/2 = 1/4
=> 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa
Nghĩa là 1AA: 2Aa : 1 aa.
GV lưu ý HS: Số lượng thống kê càng lớn càng đảm bảo độ chính xác.
4/ Nhận xét – Đánh giá (3 phút).
GV: NX tinh thần thái độ và kết quả của mỗi nhóm.
GV: Khen những nhóm làm tốt, phê bình những nhóm chưa có ý thức.
- Hướng dẫn các nhóm viết thu hoạch theo mẫu bảng 5.1 và 6.2 /sgk-20,21
Yêu cầu học sinh xây dựng công thức tính xác suất của 2 sự kiện độc lập?
- Liên hệ với trường hợp xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể có kiểu gen là AaBb.
P ( AB ) = P(A) . P(B) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P ( Ab ) = P(A) . P(b) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P ( aB ) = P(a) . P(B) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P ( ab ) = P(a) . P(b) = 1/2 . 1/2 = 1/4
5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút)
- Cho học sinh bài tập về nhà. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 8.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 6, kẻ sẵn bảng 6.1 và 6.2 vào vở bài tập.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 6 và chuẩn bị các đồng kim loại (có thể chuẩn bị đồng
tiền xu mỗi nhóm 4 đồng kim loại).
- Chuẩn bị bài sau:
+ Các nhóm làm trước thí nghiệm : Gieo 1 đồng xu và gieo 2 đồng xu. Mỗi loại gieo 30 lần.
+ Thống kê kết quả vào bảng 6.1 và 6.2/sgk.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...........................