Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất

Tải xuống 6 2.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                      BÀI 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP)
I. Mục tiêu bài học:
1
. Kiến thức:
- HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích.
- HS giải thích được vì sao QLPL chỉ nghiệm đúng trong trong điều kiện nhất định.
- HS hiểu và ghi nhớ một số khái niệm về kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- HS nêu được ý nghĩa của quy luật phân li, tương quan trội, lặn trong trong sản xuất, đời
sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng q/s, phân tích kênh chữ, kênh hình, viết 6 SĐL từ P đến F2.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh, logíc, xử lí thông tin.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển
- Xây dựng ý thức, thói quen học tập.
- Gây được hứng thú, lòng say mê môn học.
- Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học.
Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy, sáng tạo. Năng lực giao tiếp, hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực kiến thức sinh học, sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
- Năng lực tìm mối liên hệ, hình thành giả thuyết khoa học.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ lai để tìm hiểu về phép lai
phân tích, tương quan trội lặn, trội không hoàn toàn.
- GDĐĐ: Tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn
tình cảm gia đình hạnh phúc;
+Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội;
+ Hiểu biết sinh giới phong phú và đa dạng, say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế
giới;

II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ lai phân tích.
2. HS: Nghiên cứu bài ở nhà.
3. Câu hỏi – Bài tập trắc nghiệm
Câu 1(NB). Thế nào là lai phân tích?
a. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
b. Là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang
tính trạng lặn.
c. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạn lặn
d. Cả B và C.
Câu 2(TH). Ý nghĩa của định luật phân li?
a. Dùng để xác định tương quan trội, lặn của một cặp tính trạng ở vật nuôi, cây trồng.
b. Biết được tương quan trội, lặn để có biện pháp tránh sự phân li tính trạng (làm xuất hiện
tính trạng xấu) ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi, trồng trọt.
c. Dùng để xác định tỉ lệ đực cái ở các con lai.
d. Cả A và B
Câu 3(TH). Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả sẽ là:
a. Toàn quả vàng. b. 1 quả đỏ: 1 quả vàng. c. Toàn quả đỏ. d. 3 quả đỏ: 1 quả
vàng.
Câu 4(VD). Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây
thân cao với cây thân thấp F
1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp. Kiểu gen của
phép lai trên là:
a. P: AA x aa. b. P: Aa x Aa. c. P: Aa x aa. d. P: aa x aa.
Đáp án: 1b; 2d; 3c; 4c.
III. Phương pháp dạy học:
- Động não; Vấn đáp - tìm tòi.
- Trực quan; Dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy:
1
. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li?
Giải thích bằng sơ đồ lai từ P -> F2?
Trả lời: - Nội dung quy luật phân li: Theo SGK/10 (4 điểm).
- Sơ đồ lai (6 điểm):

P : Hoa đỏ X Hoa trắng
A A a a
GP: A a
F
1 : Aa (100% Hoa đỏ)
F1 x F1: Hoa đỏ X Hoa đỏ
Aa Aa
GF
1: 1 A: 1 a 1 A: 1 a
F
2: 1A A: 2A a : 1a a
Tỉ lệ KH: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
Tỉ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

3. Các hoạt động dạy học:
Bài trước ta tìm hiểu TN của Menđen, khi lai hoa đỏ thuần chủng với hoa trắng thì kết quả
F1 thu được toàn hoa đỏ, F2 thu được kết quả 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng (3 trội : 1 lặn). Vậy nếu
ngay ở F1 đã xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng theo tỉ lệ 1: 1 thì kiểu gen của P sẽ như thế nào?
Hoạt động 1.Tìm hiểu phép lai phân tích (18 phút)
Mục tiêu: HS trình bày được ND, mục tiêu, ứng dụng của phép lai phân tích.
Phương pháp:HĐ nhóm, Đàm thoại, Quan sát tìm tòi...
Phương tiện: Tranh minh hoạ lai phân tích.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV: Hướng dẫn HS q/sát H2.1/8 và giới thiệu sự thụ
tinh, thụ phấn nhân tạo trên hoa của cây đậu Hà Lan.
Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu thông tin SGK:
Cho biết tỉ lệ các loại hợp tử ở F
2 có tỉ lệ trong TN
như thế nào? (1AA : 2Aa : 1aa.)
GV thông báo: AA, Aa và aa: Gọi là kiểu gen.
AA và aa : Thể đồng hợp
Aa: thể dị hợp.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III
SGK
11:
III. Phép lai phân tích
1. Một số khái niệm
a Kiểu gen:
Là tổ hợp toàn bộ các
gen trong TB của cơ thể.
b Thể đồng hợp: Là kiểu gen chứa
cặp gen tương ứng giống nhau. VD:
AA; aa; BB; bb;....

 

- Trình bày các khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp,
thể dị hợp?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời; GV nhận xét, chốt ý.
-Hoạt động nhóm 5 phút:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn 5 phút trả lời các
câu hỏi thứ nhất mục ▼SGK
11.
HS suy nghĩ, thảo luận nhóm, viết sơ đồ lai.
+ P: Hoa đỏ × Hoa trắng
AA aa
F
1: KG: Aa
KH: 100% hoa đỏ
+ P: Hoa đỏ × Hoa trắng
Aa aa
F
1: KG: 1 Aa : 1 aa
KH: 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng.
GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng làm bài tập,
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-
Cặp bố mẹ trong 2 phép lai trên có điểm nào giống
nhau và khác nhau?
- Xét trên kiểu hình, kết quả 2 phép lai khác nhau như
thế nào?
GV: Chốt kiến thức, treo đáp án đúng cho HS so
sánh.
GV nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen là AA và Aa.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi thứ nhất mục
▼SGK
11.
HS: Cho cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu
gen đem lai với cơ thể mang tính trạng lặn rồi sau đó
dựa vào kiểu hình con lai để xác định.
GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK/11.
( 1. Trội 2. Kiểu gen 3. Lặn
4. Đồng hợp 5. Dị hợp.)
c Thể dị hợp: Là kiểu gen chứa cặp
gen tương ứng khác nhau. VD: Aa;
Bb; AaBbCc; ...
2/. Phép lai phân tích
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể
mang TT trội cần xác định KG với
cá thể mang TT lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì
cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp.

 

GV: Gọi 1-2 HS đọc lại ND phép lai phân tích.
GV:
Mục đích của phép lai phân tích là gì?
( Nhằm XĐ KG của cá thể mang TT trội.)
GV: nhận xét, chuẩn hóa.
+ Nếu kết quả phép lai phân tích
theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang TT trội
có kiểu gen là dị hợp.

Hoạt động 2. Ý nghĩa của tương quan trội và lặn (15 phút)
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của qui luật phân li đối với sản xuất.
Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát tìm tòi...
Phương tiện:
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận,
trả lời câu hỏi.
- Trên cơ thể sinh vật tương quan trội- lặn được biểu
hiện như thế nào? Cho ví dụ?
HS : Nghiên cứu SGK, trả lời.
- VD : Ở cà chua, các tính trạng quả đỏ, nhẵn và thân
cao là trội; còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các
tính trạng lặn.
Tích hợp GD đạo đức:
+ Hiểu biết sinh giới phong phú và đa dạng, say mê
nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới.
- Theo em tính trạng trội và tính trạng lặn thì tính trạng
nào tốt hơn ? Vì sao ?
- Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục
đích gì ?
HS nghiên cứu SGK, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý, giảng giải về cách xác định tính
trạng trội – lặn.
GV hỏi :
-
Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì
trong sản xuất ?
IV. Ý nghĩa tương quan trội- lặn
- Tương quan trội – lặn là hiện tượng
phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ
thể sinh vật.
- Tính trạng trội thường là tính trạng
tốt => Cần xác định tính trạng trội và
tập trung nhiều gen trội quý vào 1
kiểu gen để tạo ra giống có giá trị
kinh tế cao.
- Trong sản xuất, để tránh sự phân li
tính trạng diễn ra cần kiểm tra độ
thuần chủng của giống bằng cách
thực hiện phép lai phân tích.

 

( Để tránh sự phân li tính trạng, trong đó xuất hiện tính
trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của
cây trồng.)
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối mục IV SGK.
HS suy nghĩ, trả lời: Sử dụng phép lai phân tích.
GV: Chốt lại kiến thức.

4. Củng cố (5 phút).
Bài tập: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.( trong phần chuẩn bị)
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút)
Bài tập về nhà:
Bài 1. Viết các sơ đồ lai từ P đến F
1 trong các trường hợp sau:

P: AA × AA
P: Aa × Aa
Bài 2. bài tập 4/13 SGK
V. Rút kinh nghiệm
P: AA × Aa
P: Aa × aa
P: AA × aa
P: aa × aa

.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống