Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất

Tải xuống 7 2.3 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                  BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
- HS hiểu và giải thích được kết quả lai 2 cặp TT theo quan niệm của Menđen (viết SĐL).
- HS phát biểu được nội dung quy luật PLĐL, phân tích các ý nghĩa của QL với chọn giống
và tiến hoá.
- Biết được bản chất của PLĐL: Kiểu hình F
2 là tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh, lo gíc, rút ra quy luật.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, viết sơ đồ lai.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức liên quan đến nội dung qui luật phân li
độc lập, kiểu hình.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Sử dụng các kiến thức khoa học (toán học) tìm tỉ lệ kiểu hình,
kiểu gen.
- NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận trong nhóm khi làm bài tập nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: nghe hiểu, giải thích cơ sở tế bào học các thí nghiệm của Men
Đen.
- Năng lực tính toán: sử dụng tính toán số liệu để tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
- Năng lực sử dụng CNTT.
b. Năng lực chuyên biệt
- Tìm mối liên hệ về các KN liên quan trong kiến thức về qui luật di truyền của lai 2 cặp tính
trạng.
- Năng lực vẽ sơ đồ lai.
- Năng lực tính toán rút ra tỉ lệ KG, KH.
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- GD đạo đức: Tôn trọng ông bà, cha mẹ, yêu thương anh em, ...(Mục IV).
- GD KNS: KN trình bày, lắng nghe, tìm kiếm thông tin, ...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Sơ đồ giải thích TN lai 2 cặp TT.
- Bảng phụ bảng 5: Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng.
- Thông tin bổ sung: Sách giáo viên.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài ở nhà.
- Kẻ sẵn bảng 5 vào vở bài tập.
3. Câu hỏi – Bài tập trắc nghiệm
Câu 1(NB): Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong:
a. Chọn giống và tiên hoá.
b. Nghiên cứu tính di truyền của SV
c. Phát hiện ra quy luật phân li độc lập.
d. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 2(TH): Nội dung của Quy luật phân li độc lập là:
a. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
b. Ở các loài sinh vật bậc cao có rất nhiều gen và thường tồn tại ở thể dị hợp
c. Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các
gen sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình
d. mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 3(TH): Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
a. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
b. hoán vị gen.
c. liên kết gen hoàn toàn.
d. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
Câu 4(VD): Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
a. sự phân li độc lập của các tính trạng.
b. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
c. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
d. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Đáp án 1.a; 2.a; 3.a; 4.d
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp tìm tòi.
- Thảo luận nhóm, quan sát.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi 1/16 và vận dụng trong trường hợp:
P: Vàng/xanh = 3/1; Trơn/nhăn = 1/1
Trả lời:
- Phân tích kết quả lai F2 ta thấy: Vàng / xanh = 3/1; Trơn / nhăn = 3/1 (3 điểm).
- Tỷ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó (3 điểm).
- Vận dụng đúng (4 điểm).
3. Các hoạt động dạy học:
Theo thí nghiệm của Menđen khi lai 2 cặp tính trạng F2 cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1. Ở bài 3
Menđen giải thích thí nghiệm lai một cặp tính trạng với giả định: Nhân tố di truyền quy định
tính trạng, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
Bằng quan điểm này có giải thích được lai hai cặp tính trạng không?
Hoạt động 1.Menđen giải thích kết quả thí nghiệm (20 phút)
Mục tiêu: HS hiểu và giải thích được kết quả TN theo quan niệm của Menđen.
Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát tìm tòi, Động não, Trực quan, HĐ nhóm...
Phương tiện: Tranh H5: Sơ đồ giải thích TN lai 2 cặp TT, bảng phụ
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV cho hs quan sát lại hình 4, bảng 4/sgk-14,15, hãy:
Nhắc lại tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2 ?
HS : Quan sát, tái hiện kiến thức trả lời.
HS nêu được tỉ lệ:

Vàng 3
Xanh 1
=
Trơn 3
Nhăn 1
=
GV: Từ kết quả trên cho ta kết luận gì?
HS trả lời, GV nhận xét
III. Menđen giải thích kết
quả thí nghiệm
1. Giải thích

 

GV: Hướng dẫn hs cách xác định kiểu gen và kiểu hình ở F2
- Số loại giao tử đực và cái, tỉ lệ?
HS nêu được: Có 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái, mỗi
loại có tỉ lệ ¼
- Nghiên cứu quy ước gen
-
Xác định kiểu gen của P?
GV yêu cầu HS đọc mục thông tin sgk-17, quan sát hình 5.
Hoạt động nhóm 5 phút trả lời mục tam giác SGK- 17, 18.
- Giải thích tại sao ở F2 lại có 16 hợp tử?
- Điền nội dung phù hợp vào bảng 5.
- HS mục thông tin sgk-17, quan sát hình 5 thảo luận nhóm
trả lời câu hỏi thảo luận, GV đi đến các nhóm quan sát, giúp
đỡ các nhóm.
- GV kẻ bảng gọi hs lên điền. HS cử đại diện nhóm lên điền,
bổ sung
GV nhận xét, chuẩn hóa.
+ F2 lại có 16 hợp tử là kết quả của sự kết hợp ngẫu nhiên
qua thụ tinh của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái.
+ Bảng 5:Phân tích kết quả lai hai cặp tình trạng:
- GV chỉ sơ đồ giải thích quá trình giảm phân của các giao
tử và thụ tinh tạo hợp tử.
+ P: giảm phân có sự phân li của các cặp nhân tố di truyền
và tổ hợp của các cặp khác nhau (2 nhân tố AA, BB phân li
=> 2 loại A, B tổ hợp => giao tử AB).
+ F1 giảm phân cho 4 loại giao tử: các gen tương ứng phân
li độc lập, các gen không tương ứng tổ hợp tự do => 4 loại
giao tử có tỉ lệ ngang nhau.
+ Sự gặp gỡ ngẫu nhiên các loại giao tử -> hợp tử.
?
Vì sao khi hình thành giao tử tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
ngang bằng nhau?
- Menđen cho rằng mỗi cặp tính
trạng do 1 cặp nhân tố di truyền
quy định.

 

HS nêu được: Do sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen
nên G
F1 mỗi bên cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang bằng
nhau là: AB; Ab; aB; ab.
GV: Từ những phân tích trên Menđen đã phát hiện ra quy
luật phân li độc lập.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK:
- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập?
HS nghiên cứu SGK, trả lời.
GV chốt kiến thức.
2. Quy luật phân li độc lập
Các cặp nhân tố di truyền đã
phân li độc lập trong quá trình
phát sinh giao tử.

Bảng 5: Phân tích kết quả lai hai cặp tình trạng:

Kiểu hình ở F2
Tỉ lệ
Hạt vàng trơn Hạt vàng
nhăn
Hạt xanh
trơn
Hạt xanh nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu
gen của F2
1AABB
2AABb
2AaBB
4AaBb
9A-B-
1Aabb
2Aabb
3A-bb
1aaBB
2aaBb
3aaB-
1aabb
1aabb
Tỉ lệ của mỗi kiểu
hình của F2
9 hạt vàng trơn 3 hạt vàng
nhăn
3 hạt xanh
trơn
1 hạt xanh nhăn

Hoạt động 2. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập (12 phút)
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát tìm tòi, Động não, Trực quan,...
Phương tiện:
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu HS:
Nhắc lại khái niệm biến dị tổ hợp? Biến dị tổ hợp
xuất hiện ở hình thức sinh sản?
IV Ý nghĩa của quy luật phân li độc
lập
1. Ý nghĩa của Quy luật PLĐL:

 

HS tái hiện kiến thức, trả lời.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục
IVSGK
18, hãy cho biết:
Nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp ở F2
trong thí nghiệm của Menđen?
HS nêu được: Do sự phân li độc lập của các cặp
nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử
và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ
tinh đã hình thành các kiểu gen quy định các kiểu
hình khác P.
GV hỏi:
Nêu ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
HS nghiên cứu SGK, trả lời.
THGDĐĐ:
Tại sao những loài s/sản hữu tính, biến
dị lại phong phú?
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Phương án HS có thể trả lời: Ở SV bậc cao, kiểu
gen có rất nhiều gen, các gen thường ở thể dị hợp.
Sự PLĐL và tổ hợp tự do của chúng tạo ra vô số
loại tổ hợp về KG và KH ở đời con cháu nên SV
rất đa dạng và phong phú.
Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và
tiến hóa?
Yêu cầu h/s dựa vào kết quả TN của Memđen để
trả lời.
Giải thích được một trong những
nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ
hợp đó là sự PLĐL và tổ hợp tự do của
các cặp gen.
2. Ý nghĩa của Biến dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng
đối với chọn giống và tiên hoá.
- Trong chọn giống: Chọn được những
giống có đặc tính phù hợp với nhu cầu
sử dụng trong vô số biến dị tổ hợp.
- Tiến hoá: Giải thích sự phong phú của
sinh vật.

4. Củng cố (5 phút)
A. Trả lời các câu hỏi trác nghiệm phần chuẩn bị.
B. Trả lời câu hỏi 3. SGK-19 ?
Hướng dẫn:
- BDTH cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống, ở các loài sinh
sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính là do biến dị
được nhanh chóng nhân lên qua quá trình giao phối và ở các loài sinh vật bậc cao có rất nhiều

gen và thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo
ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút)
GV yêu cầu HS học bài, làm bài tập 4 SGK/19.
- HS học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Vận dụng kiến thức làm bài tập: Ở cà chua, gen A – quả đỏ; a- quả vàng; B – quả tròn; b –
quả bầu dục. Khi cho lai giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục với cà chua quả vàng, dạng
quả tròn được F
1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901
cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục: 301 cây quả vàng, tròn : 103 quả vàng, bầu dục.
Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn:
- Xét sự di truyền từng cặp tính trạng ở F
2:
+ Quả đỏ: quả vàng = 3: 1 → F
1: Aa × Aa.
+ Quả tròn : bầu dục = 3: 1 → F
1: Bb × Bb.
- F
2 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 : 3: 3 : 1 = ( 3: 1) × ( 3: 1) → các cặp gen quy định các cặp
tính trạng phân li độc lập với nhau → Kiểu gen của F
1: AaBb.
- Kiểu gen của P: Aabb ( đỏ, bầu dục) × aaBB ( vàng, tròn). Viết SĐL.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống